Thế giới

Du lịch Đông Nam Á chịu tổn thất lớn do COVID-19

ClockChủ Nhật, 16/02/2020 18:06
TTH - Từ Luang Prabang ở Lào cho đến Pattaya ở Thái Lan, Hội An ở Việt Nam hay thị trấn Sihanoukville của Campuchia, sức mua bán đã giảm mạnh khi du khách Trung Quốc phải chịu một số hạn chế đi lại ở trong và ngoài nước.

Trường THPT Bùi Thị Xuân điều chế nước rửa tay khô phòng Covid - 19Dịch COVID-19 ngày 16-2: Số ca tử vong tại Trung Quốc gần 1.700 ngườiBộ Y tế: Tiếp tục cách ly 61 người nghi nhiễm Covid-19

Khu chợ nổi Pattaya, Thái Lan vắng khách do dịch COVID-19 . Ảnh: AFP

Trong bối cảnh dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) xuất hiện đầu tiên ở Vũ Hán vẫn tiếp tục lan rộng ở trong và ngoài Trung Quốc, một bài phân tích được đăng tải trên Channel News Asia (CNA) ngày 16/2 nhận định rằng, thị trường du lịch Đông Nam Á đang phải đối mặt với thiệt hại hàng tỷ USD từ sự “đóng băng” của du khách Trung Quốc kể từ khi dịch bùng phát.

Từ Luang Prabang ở Lào cho đến Pattaya ở Thái Lan, Hội An ở Việt Nam hay thị trấn Sihanoukville của Campuchia, sức mua bán đã giảm mạnh khi du khách Trung Quốc phải chịu một số hạn chế đi lại ở trong và ngoài nước.

Theo CNA, từ hướng dẫn viên du lịch, nhân viên trung tâm thương mại và nhân viên nhà hàng đều bị ảnh hưởng khi người Trung Quốc – nguồn khách du lịch lớn nhất thế giới – phải ở nhà trong cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu hiện nay.

Sự sụt giảm đang có thể được cảm nhận mạnh mẽ ở Thái Lan. Cơ quan du lịch nước này cho biết, so với lượng khách đến từ Trung Quốc thông thường khoảng gần 1 triệu khách/tháng thì con số này trong tháng 2/2020 đã giảm đến 90%.

Anh Nantakorn Phatnamrob, chủ sở hữu khu tham quan voi ở công viên Chang Siam tại Pattaya (Thái Lan) lo ngại sẽ sớm rơi vào cảnh nợ nần để duy trì hoạt động khi đã thiệt hại gần 65.000 USD kể từ khi dịch bệnh bùng phát. "Mọi người đều e ngại việc du lịch. Nếu tình hình vẫn thế này, tôi sẽ phải vay ngân hàng", anh Phatnamrob nói.

Theo ông Don Nakornthab, Giám đốc Vụ Kinh tế vĩ mô và Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Thái Lan, lượng khách du lịch đến nước này trong năm nay dự kiến sẽ giảm 5 triệu người, kéo theo đó là tổn thất 250 tỷ baht (hơn 8 tỷ USD) doanh thu. “Hy vọng nền kinh tế Thái Lan sẽ tốt hơn năm ngoái là rất thấp ... có thể mức tăng trưởng sẽ dưới 2%”, ông nói thêm.

Trong khi đó tại Campuchia, ngành du lịch nước này cũng đang gặp nhiều khó khăn khi doanh thu bán vé tại khu phức hợp đền Angkor nổi tiếng ở Siem Riep đã giảm từ 30%-40% từ đầu năm đến nay. Ở Sihanoukville, một khu nghỉ mát bãi biển nổi tiếng với các sòng bạc, lượng khách du lịch cũng đã thu hẹp.

Ông Jack Ezon, người sáng lập và đối tác quản lý của công ty du lịch cao cấp Embark Beyond cho biết, số lượng hủy tour du lịch - không chỉ đến Trung Quốc mà cả với các điểm đến ở Đông Nam Á và toàn châu Á, đang tăng lên mỗi ngày. Mặc dù Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (U.S CDC) vẫn cho rằng, nguy cơ nhiễm COVID-19 ở các nước Đông Nam Á có mức độ thấp hơn, nhưng tính đến nay, gần 75% khách du lịch của Embark Beyond đã thông báo hủy các chuyến đi khởi hành vào tháng 2 và tháng 3 tới khu vực này. Theo ông Ezon, mọi du khách đều lo lắng về việc sẽ ở bất cứ nơi nào gần với dịch bệnh, hay bị mắc kẹt khi các chuyến bay bị hủy nếu các điểm đến nhiễm virus. 100% các chuyến trăng mật mà công ty ông đã đặt đến khu vực Đông Nam Á đều đã bị hủy bỏ và chuyến đến các địa điểm thay thế, như Maldives, Nam Phi và Úc.

Giám đốc điều hành của Tập đoàn khách sạn Hilton Worldwide - ông Chris Nassetta nói với các nhà đầu tư rằng, tác động của đợt dịch bệnh này dự kiến sẽ kéo dài từ 6 đến 12 tháng, trong đó từ 3 đến 6 tháng đầu là tác động từ sự bùng phát và leo thang của dịch bệnh, và cần từ 3 đến 6 tháng tiếp theo để phục hồi.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ CNA & AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”

Với “mác” giả mạo là các công ty chăm sóc sức khỏe (CSSK), những kẻ lừa đảo đưa ra lý do mời những người lớn tuổi đi du lịch ở những địa điểm nghỉ dưỡng với giá “0 đồng” để tri ân; mục đích lừa bán những sản phẩm CSSK, ngừa đột quỵ... với giá “trên trời”.

Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”
Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu

Tháng 1/2025 vừa bắt đầu với triển vọng đầy thách thức đối với ngành du lịch toàn cầu, khi một loạt các sự kiện bất lợi phủ bóng đen lên đà tăng trưởng đầu năm. Tuy nhiên, theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, đây vẫn là tháng then chốt đối với ngành du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm.

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu
Xu hướng du lịch gia đình sẽ 'lên ngôi' trong năm 2025

Các đơn vị nghiên cứu khảo sát, cơ quan quản lý ngành du lịch đã đưa ra nhiều dự báo về xu hướng du lịch của du khách Việt Nam. Theo đó, du lịch gia đình và tìm kiếm sự thư giãn được dự báo sẽ là một trong những xu hướng “lên ngôi” năm 2025 cùng với thói quen ưu tiên ứng dụng công nghệ du lịch của du khách Việt.

Xu hướng du lịch gia đình sẽ lên ngôi trong năm 2025
Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương

Theo phân tích vừa được đưa ra trong dịp năm mới 2025 của công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Institutional Real Estate (IREI), thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương được dự báo ​​sẽ chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể trong năm nay, được thúc đẩy bởi sự suy giảm lãi suất toàn cầu và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mạnh mẽ của khu vực.

Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương
Đón đầu những cơ hội mới

Du lịch Huế năm 2024 đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, ghi dấu ấn về thu hút lượng khách và được vinh danh ở những giải thưởng du lịch danh giá.

Đón đầu những cơ hội mới
Return to top