Thế giới

Dự báo về một tương lai tươi sáng cho ngành xây dựng

ClockThứ Hai, 07/03/2022 20:24
TTH - Trải qua từ chi phí vật liệu và nhân công tăng cao, đến sự khó khăn trong việc chống chọi với tình trạng khủng hoảng nhân lực nghiêm trọng trong những năm gần đây, cuối cùng lĩnh vực xây dựng ở các nước ASEAN, bao gồm cả Singapore đã nhìn thấy ánh sáng phía cuối đường hầm.

FAO hỗ trợ xây dựng đối tác xanh cho nền nông nghiệp mới Việt NamNgành hàng không toàn cầu sau đại dịch sẽ rất khác

Ngành xây dựng ASEAN được dự báo sẽ khởi sắc nhờ tăng cường quản lý dữ liệu, chuyển đổi kỹ thuật số. Ảnh minh họa: Tuổi trẻ

Cụ thể, theo Cục Xây dựng và Công trình (BCA) Singapore, năm 2022 sẽ chứng kiến hoạt động xây dựng của nước này đạt đến mức tiền đại dịch, với các hợp đồng có thể lên đến 32 tỷ SGD. Nhu cầu dự kiến cũng vẽ nên bức tranh tươi sáng với các dự án trị giá lên đến 32 tỷ SGD/năm trong giai đoạn từ 2023 – 2028.

Tại các nước khác, như Việt Nam cũng được dự báo ghi nhận tình hình khởi sắc với tốc độ tăng trưởng hơn 8,71% trong giai đoạn từ năm 2022 – 2027. Tại Indonesia, ngành xây dựng được kỳ vọng sẽ ổn định và tăng trưởng 8,4% vào năm 2022.

Những dự báo này đã nói lên nỗ lực đáng khen ngợi của chính phủ các nước nhằm giúp lĩnh vực xây dựng của quốc gia phục hồi và chuyển đổi nhanh chóng trong những năm qua thông qua ứng dụng công nghệ kỹ thuật số...

Để tiếp tục đà phục hồi và phát triển, cần có một cuộc cách mạng dữ liệu trong ngành xây dựng. Ngoài ra, cũng cần tăng cường quản lý dữ liệu để tránh “dữ liệu xấu”, bao gồm chuẩn hóa dữ liệu được thu thập ở đâu, cái gì và như thế nào. Bên cạnh đó cũng cần xác định cách dữ liệu được tận dụng để tạo thành những thông tin chính xác, kịp thời và có thể truy cập.

Điều quan trọng tiếp theo là tạo ra môi trường dữ liệu chung cho ngành xây dựng. Cuối cùng, các tổ chức phải hiểu rằng việc đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu chính là sự thay đổi về văn hóa kinh doanh và điều này không phải là chuyện một sớm một chiều.

Theo báo cáo gần đây, hơn 2/3 công ty xây dựng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Nhật Bản đang ưu tiên chuyển đổi kỹ thuật số. Mặc dù đây là một tiến bộ lớn, song với tác động lâu dài của đại dịch, các công ty xây dựng cần phải nỗ lực chuyển đổi kỹ thuật số lên cấp độ tiếp theo thông qua tăng cường năng lực dữ liệu, nhờ đó cho phép các tổ chức làm trong ngành xây dựng đạt được lợi thế cạnh tranh thực sự bằng cách thích ứng trong tình hình luôn thay đổi.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ The Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

Thị trường việc làm toàn cầu đang chuẩn bị cho một sự chuyển đổi đáng kể vào năm 2030, khi nhiều việc làm phải đối mặt với sự gián đoạn, theo Báo cáo Tương lai của việc làm tháng 1/2025, vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố.

Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu
Du lịch toàn cầu dự báo sẽ tăng trưởng ổn định từ năm 2025 - 2026

Ngành du lịch toàn cầu đang chứng kiến bước chuyển đổi đáng chú ý, được đánh dấu bằng sự tăng trưởng ổn định, bền vững dự kiến sẽ kéo dài đến năm 2026. Sau khi trải qua quá trình phục hồi nhanh chóng sau đại dịch COVID-19, ngành này hiện đang bước vào giai đoạn tăng trưởng cân bằng.

Du lịch toàn cầu dự báo sẽ tăng trưởng ổn định từ năm 2025 - 2026
Châu Á - Thái Bình Dương: Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với tăng trưởng, cơ sở hạ tầng và sinh kế ở châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, khu vực này có thể cải thiện khả năng bảo vệ tài chính trước các rủi ro khí hậu nghiêm trọng và hỗ trợ phát triển bền vững bằng cách giải quyết các khoảng cách về khả năng chi trả bảo hiểm, khả năng tiếp cận và nhận thức.

Châu Á - Thái Bình Dương Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương
Return to top