Thế giới

Đông Nam Á - Điểm đến thu hút sự chú ý khi chuỗi cung ứng toàn cầu thay đổi

ClockThứ Sáu, 07/06/2024 06:55
TTH - Khu vực Đông Nam Á đang phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh các chuỗi cung ứng toàn cầu thay đổi, do căng thẳng địa chính trị và sự gián đoạn liên quan đến đại dịch đang thúc đẩy thêm nhiều doanh nghiệp áp dụng các chiến lược đa dạng hóa.

Gia tăng nhu cầu về tài chính thân thiện với môi trường ở ASEANPhilippines và Việt Nam tiếp tục dẫn đầu về tăng trưởng kinh tế ở Đông Nam ÁThái Lan đặt mục tiêu trở thành thành viên Đông Nam Á đầu tiên của BRICS

 Dây chuyền sản xuất tại một công ty có vốn đầu tư Nhật Bản ở tỉnh Quảng Nam. Ảnh minh họa: TTXVN

Theo dữ liệu mới nhất hiện có, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào 6 nền kinh tế lớn của khu vực bao gồm: Singapore, Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan và Philippines đã tăng vọt 5,5% lên mức cao kỷ lục 224 tỷ USD vào năm 2022 so với một năm trước đó.

Đáng chú ý, Singapore ghi nhận mức tăng giá trị cao nhất, chiếm hơn 60% vốn FDI trong khu vực. Tỷ trọng FDI toàn cầu của khu vực này cũng đang tăng lên; từ mức dưới 15% vào năm 2021, đã tăng lên hơn 17% một năm sau đó, theo một báo cáo đầu tư được Ban Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) công bố hồi tháng 12 năm ngoái.

 FDI vào Malaysia, Singapore và Việt Nam đã đạt mức kỷ lục trong năm 2022, trong khi mức tăng trưởng của Campuchia và Indonesia không thay đổi, mặc dù đầu tư vẫn duy trì ở mức cao. Báo cáo lưu ý, dòng vốn vào các quốc gia ASEAN đã vượt qua Trung Quốc trong năm thứ hai liên tiếp.

Trong khi đó, một báo cáo của Ngân hàng OCBC cho rằng, xu hướng chuyển đổi hướng đầu tư là do sự đa dạng hóa mạng lưới cung ứng khu vực và toàn cầu. Những cải cách mạnh mẽ và môi trường vĩ mô đáng khích lệ trong khu vực cũng đang làm tăng thêm vị thế của khu vực như một địa điểm đầu tư. Các dòng vốn FDI vào ASEAN đã tăng lên 236 tỷ USD vào năm 2023, tăng 24% so với mức trung bình hàng năm là 190 tỷ USD trong giai đoạn 2020 - 2022.

Hơn 71% dòng vốn FDI vào ASEAN đến từ 10 nhà đầu tư hàng đầu, so với 63% vào năm 2021. Trong đó, Mỹ tiếp tục là nhà đầu tư lớn nhất trong khu vực, các khoản đầu tư đã tăng 6% lên 37 tỷ USD, với khoảng 20 tỷ USD được rót vào các lĩnh vực sản xuất và tài chính.

Nhật Bản, nhà đầu tư lớn thứ hai (không tính đến đầu tư nội khối ASEAN), đã tăng gần 24% lên 26 tỷ USD vào năm 2022; tập trung vào kho bãi, vận tải, phụ tùng ô tô và các hoạt động liên quan đến xe điện.

Bên cạnh đó, đầu tư nội khối đã tăng năm thứ 3 liên tiếp lên mức kỷ lục 28 tỷ USD vào năm 2022; đây cũng là nguồn đầu tư lớn thứ hai trong cùng kỳ. 5 ngành công nghiệp hàng đầu bao gồm: tài chính và bảo hiểm, sản xuất, thông tin và truyền thông, bất động sản và năng lượng đã thu hút 87% vốn đầu tư nội khối ASEAN.

Cũng theo báo cáo đầu tư nói trên, mặc dù đầu tư nội khối ASEAN tăng nhưng tỷ trọng trong tổng dòng vốn FDI vẫn ở mức dưới 20% kể từ năm 2017. Ước tính tốc độ tăng trưởng kép hàng năm của các dòng vốn FDI ngoài ASEAN trong giai đoạn 2015 - 2022 là 9,2%, cao hơn gấp 2,5 lần tốc độ tăng trưởng của dòng vốn FDI trong khu vực.

LÊ THẢO (Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

Thị trường việc làm toàn cầu đang chuẩn bị cho một sự chuyển đổi đáng kể vào năm 2030, khi nhiều việc làm phải đối mặt với sự gián đoạn, theo Báo cáo Tương lai của việc làm tháng 1/2025, vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố.

Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu
Xu hướng thực phẩm toàn cầu năm 2025

Trong bối cảnh thực phẩm ngày càng “trở nên toàn cầu”, những sáng kiến phát triển ẩm thực ra đời với tốc độ ánh sáng, cộng thêm sức nặng của truyền thông xã hội, các đầu bếp trên thế giới đang ngày càng biến đổi và sáng tạo ẩm thực, trong đó mọi quy luật đều có thể bị phá vỡ. Trong năm mới 2025, dưới dây là một số xu hướng được nhận định sẽ định hình xu hướng ẩm thực toàn cầu.

Xu hướng thực phẩm toàn cầu năm 2025
2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng

Năm 2024 chứng kiến bước thụt lùi của các mục tiêu tiếp cận năng lượng. Báo cáo Theo dõi SDG7 (Mục tiêu Phát triển bền vững thứ 7 về phát triển năng lượng sạch với chi phí hợp lý) cho thấy, lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ, khả năng tiếp cận điện không theo kịp tốc độ tăng trưởng dân số.

2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng
Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu

Tháng 1/2025 vừa bắt đầu với triển vọng đầy thách thức đối với ngành du lịch toàn cầu, khi một loạt các sự kiện bất lợi phủ bóng đen lên đà tăng trưởng đầu năm. Tuy nhiên, theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, đây vẫn là tháng then chốt đối với ngành du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm.

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu
Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương

Theo phân tích vừa được đưa ra trong dịp năm mới 2025 của công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Institutional Real Estate (IREI), thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương được dự báo ​​sẽ chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể trong năm nay, được thúc đẩy bởi sự suy giảm lãi suất toàn cầu và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mạnh mẽ của khu vực.

Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương
Return to top