Thế giới

Đóng cửa tuần tự các nhà máy điện than có thể giảm 74% phát thải ở châu Á - Thái Bình Dương

ClockThứ Năm, 23/11/2023 06:33
TTH - Theo kết quả mới được công bố của Viện Phát triển bền vững MSCI, mức phát thải carbon do các nhà máy nhiệt điện than ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương tạo ra có thể giảm 74% từ nay đến năm 2050.

Khai mạc Hội nghị cán bộ quản lý trại giam khu vực châu Á - Thái Bình DươngG7 cam kết nỗ lực vì một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở

Loại bỏ dần các nhà máy điện than là một đóng góp quan trọng cho các kế hoạch chuyển đổi năng lượng rộng lớn. Ảnh: Getty Images 

Mức giảm trên có thể thực hiện được nếu các nhà máy điện than được đóng cửa dần theo cách ít gây gián đoạn nhất cho nền kinh tế, việc làm và khả năng tiếp cận nguồn điện - điều được gọi là “chuyển đổi có trật tự”.

Mức giảm phát thải 74% tương đương với khoảng 160 gigaton (GT) carbon dioxide (CO2) sẽ được ngăn chặn không thải vào khí quyển, so với kịch bản mà các nhà máy than tiếp tục hoạt động cho đến khi đóng cửa theo dự định, báo cáo của bộ phận nghiên cứu tính bền vững của MSCI cho biết.

Điều này bao gồm việc giảm 116 GT phát thải ở Trung Quốc đại lục, 23,2 GT ở Ấn Độ và 5,9 GT ở Indonesia - những quốc gia có lượng phát thải thuộc hàng cao nhất khu vực trong 15 thị trường châu Á - Thái Bình Dương mà báo cáo xem xét.

Khi so sánh với mức giảm cần thiết để ngành điện than ở châu Á - Thái Bình Dương đạt mức 0 phát thải ròng vào năm 2050, 160 GT lượng khí thải hạn chế được đồng nghĩa với việc đã đạt được khoảng 83% mức giảm phát thải từ điện than.

Dựa trên phân tích của MSCI, kịch bản chuyển đổi có trật tự nhất - một quá trình diễn ra theo thời gian, đi kèm với việc bổ sung công suất sản xuất điện sạch - sẽ liên quan đến việc đóng cửa các nhà máy điện than đã hoạt động được khoảng 20 năm vào năm 2040.

Các kịch bản có năm đóng cửa sớm hơn, chẳng hạn như năm 2030, thường có xu hướng mất trật tự vì sẽ phải tập trung đóng cửa nhiều nhà máy chỉ trong 6 năm còn lại của thập kỷ này. Điều này đòi hỏi phải tăng cường đột ngột năng lượng tái tạo và vốn để phát triển cơ sở hạ tầng nhằm bù đắp sự thiếu hụt do đóng cửa các nhà máy điện than.

Báo cáo cho thấy thời điểm phù hợp để loại bỏ dần có trật tự các nhà máy điện than sẽ áp dụng cho các thị trường như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines và Hàn Quốc. Việc loại bỏ dần các nhà máy điện than tại các thị trường này sẽ nhằm mục đích đóng cửa các nhà máy đã hoạt động khoảng 20 năm trước năm 2040.

Tuy nhiên, mức độ giảm phát thải carbon cũng khác nhau tùy theo thị trường, ví dụ như Bangladesh có thể cắt giảm 95% lượng khí thải, trong khi Đài Loan có thể đạt mức giảm chỉ 39%.

 Cũng theo MSCI, lượng công suất năng lượng tái tạo bổ sung mà khu vực cần để thay thế cho năng lượng than cũng rất khác nhau, với Trung Quốc đại lục cần 3.350 gigawatt (GW), trong khi HongKong chỉ cần khoảng 3,2 GW.

MSCI khẳng định việc loại bỏ dần các nhà máy điện than một cách có trật tự là một đóng góp quan trọng cho các kế hoạch chuyển đổi năng lượng rộng lớn hơn. Đồng thời, nó cũng mang lại cơ hội cho các nhà đầu tư quan tâm đến việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi có trật tự để đầu tư vào quá trình khử carbon trong toàn bộ nền kinh tế.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ AFP)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Châu Á năm 2024: Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

Hãng tin CNBC dẫn nhận xét từ Giám đốc điều hành Công ty tư vấn RiverPeak Group Curtin S. Chin và nhà phân tích khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jose B. Collazo cho biết, giống như năm 2023, năm 2024 dường như không mang lại nhiều điều đáng mừng cho người dân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và căng thẳng địa chính trị dai dẳng, vẫn còn đó những hi vọng và niềm vui.

Châu Á năm 2024 Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn
Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025
Return to top