Thế giới

Chiến lược chuyển đổi cho các thành phố có mật độ dân số cao

ClockChủ Nhật, 12/05/2024 17:05
TTH.VN - Tái tạo đô thị trong môi trường mật độ dân số cao là một lĩnh vực nghiên cứu và triển khai đang ngày một quan trọng, khi các thành phố lớn trên thế giới đang phải vật lộn với những thách thức kép về tăng trưởng và tính bền vững.

Indonesia xây dựng thủ đô mới là thành phố thông minh kiểu mẫuGiải quyết bài toán giao thông và nhà ở để các thành phố châu Á ngày càng phát triển

 Điều hướng phát triển cho các thành phố có mật độ dân số cao sẽ thúc đẩy phát triển toàn diện tại đây. Ảnh minh họa: Báo điện tử Chính phủ

“Phục hồi trái tim đô thị: Chiến lược chuyển đổi cho các thành phố có mật độ dân số cao” là bài viết nghiên cứu trong đó khám phá các cách tiếp cận nhiều mặt để “trẻ hóa” các khu vực đông dân cư thông qua cải thiện cơ sở hạ tầng, cải thiện tính bền vững và nâng cấp chất lượng cuộc sống cho người dân.

Hiểu như thế nào về tái tạo đô thị

Tái tạo đô thị liên quan đến việc hồi sinh các khu vực đô thị có thể đang bị suy thoái cơ sở hạ tầng lâu dài, suy thoái môi trường hoặc bất ổn xã hội. Quá trình này rất quan trọng trong môi trường đô thị có mật độ dân số cao, nơi hạn chế về không gian và áp lực dân số cao tạo ra những thách thức và cơ hội đặc biệt cho các nhà quy hoạch đô thị.

Cải tiến cơ sở hạ tầng

Một thành phần quan trọng của tái tạo đô thị là hiện đại hóa cơ sở hạ tầng. Điều này bao gồm nâng cấp hệ thống giao thông để giảm tắc nghẽn và tăng cường kết nối, cải tạo không gian công cộng để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và đảm bảo các tòa nhà sẽ đáp ứng được các tiêu chuẩn hiện đại về sức khỏe, an toàn và môi trường. Công nghệ thông minh có thể đóng vai trò then chốt trong quá trình chuyển đổi này, với những đổi mới như hệ thống giao thông thông minh và các tòa nhà tiết kiệm năng lượng.

Cải thiện tính bền vững

Kết hợp tính bền vững là điều cần thiết cho sự thành công lâu dài của các dự án tái tạo đô thị. Điều này bao gồm việc áp dụng các biện pháp xây dựng xanh, cải thiện hệ thống quản lý chất thải và mở rộng không gian xanh.

Trên thế giới, các thành phố như Singapore và Copenhagen đã đi đầu bằng cách tích hợp các dự án cây xanh đô thị quy mô lớn phục vụ cả mục đích môi trường và giải trí, từ đó nâng cao hệ sinh thái đô thị.

Cải thiện chất lượng sống cho người dân

Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân là mục tiêu cuối cùng của quá trình tái tạo đô thị. Điều này có nghĩa là tạo ra những khu dân cư hòa nhập, an toàn và sôi động, với khả năng tiếp cận nhiều dịch vụ và tiện nghi thiết yếu. Điều này không chỉ liên quan đến việc cải thiện về mặt vật chất, mà còn thúc đẩy sự tham gia và trao quyền cho cộng đồng. Các dự án tái tạo thành công thường bao gồm các sáng kiến về nhà ở giá rẻ, cơ sở y tế và giáo dục, cũng như các cơ hội văn hóa và giải trí nhằm tôn vinh di sản và sự đa dạng của địa phương.

Phục hồi kinh tế

Phát triển kinh tế là kết quả quan trọng của quá trình tái tạo đô thị. Bằng cách cải thiện cơ sở hạ tầng và điều kiện sống, các thành phố có thể thu hút nhiều doanh nghiệp và nhiều hình thức du lịch mới, từ đó thúc đẩy phát triển nền kinh tế địa phương. Các dự án tái tạo cũng có thể tạo ra cơ hội việc làm, cả trong và sau khi xây dựng, đồng thời giúp ổn định nền kinh tế đô thị.

Những thách thức và cân nhắc

Bất chấp những lợi ích tiềm năng, việc tái tạo đô thị phải đối mặt với một số thách thức, có thể kể đến như quản lý việc di dời cư dân hiện tại, giải quyết sự phức tạp của quyền sở hữu đất đai và cơ sở hạ tầng hiện có, đồng thời đảm bảo các dự án tái tạo không làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng xã hội. Giải quyết những thách thức này đòi hỏi phải lập kế hoạch chu đáo và có cả sự tham gia mạnh mẽ của toàn bộ cộng đồng.

Tạo ra cơ hội thành công

Trong thời gian qua, các thành phố trên khắp thế giới đã cung cấp những bài học quý giá về tái tạo đô thị.

Đơn cử, đường cao tốc ở thành phố New York đã biến một tuyến đường sắt trên cao bị bỏ hoang thành một công viên đô thị nổi tiếng, nhờ đó thúc đẩy quá trình hồi sinh kinh tế và xã hội ở các khu vực xung quanh…

Tương lai của tái tạo đô thị

Nhìn về phía trước, tương lai của việc tái tạo đô thị trong môi trường mật độ dân số cao sẽ ngày càng dựa vào các giải pháp đổi mới tích hợp công nghệ, ý kiến đóng góp của cộng đồng và các hoạt động bền vững. Mục tiêu đặt ra là không chỉ trẻ hóa không gian vật lý mà còn tạo dựng môi trường đô thị kiên cường, có thể thích ứng với những thách thức trong tương lai, bao gồm biến đổi khí hậu và gián đoạn công nghệ.

Nhìn chung, hành trình hướng tới tăng trưởng đô thị bền vững vẫn luôn rất phức tạp và nhiều mặt; đòi hỏi một cách tiếp cận gắn kết, kết hợp giữa hoạch định chiến lược, đổi mới công nghệ, thực hành môi trường và các chính sách kinh tế xã hội. Bằng cách học hỏi từ các ví dụ thành công trên toàn cầu và tiếp tục đổi mới, các trung tâm đô thị có thể phát triển theo cách đảm bảo thịnh vượng, hòa nhập và bền vững cho tất cả người dân.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Devdiscourse)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Nhanh chóng thích ứng, đảm bảo vận hành thông suốt

Sáng 2/1, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Huế Nguyễn Văn Phương; các Phó Chủ tịch UBND thành phố Huế: Phan Quý Phương, Hoàng Hải Minh đã đến thăm, động viên, kiểm tra không khí làm việc tại 2 quận Thuận Hoá và Phú Xuân.

Nhanh chóng thích ứng, đảm bảo vận hành thông suốt
Tinh gọn bộ máy thành phố trực thuộc Trung ương

Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Kế hoạch về việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các sở, ngành cấp tỉnh; trong đó yêu cầu đơn vị liên quan chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết để sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVC-NLĐ) khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.

Tinh gọn bộ máy thành phố trực thuộc Trung ương
Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Return to top