Thế giới

Châu Á – Thái Bình Dương cần khẩn cấp giải quyết nạn đói

ClockThứ Ba, 05/05/2020 16:11
TTH.VN - Giới chuyên gia nhận định, sự không chắc chắn đang bủa vây chiến dịch chống lại đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, trong đó có một điều chắc chắn rằng hoạt động kinh tế toàn cầu sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt là hậu quả sẽ nhìn thấy rất rõ ở mức sụt giảm trong thu nhập và phúc lợi đối với tất cả mọi người.

UNHCR kêu gọi EU đẩy mạnh việc bảo vệ người tị nạn trong năm 2020New Zealand: Ngưng tìm kiếm thi thể hai nạn nhân trong vụ núi lửa phun tràoNew Zealand: Thợ lặn tiếp tục tìm kiếm thi thể 2 nạn nhân còn lạiZimbabwe đang đối mặt với nạn đói “do con người gây ra”Nạn buôn người và không quốc tịch ở các nước ASEAN

Cần khẩn cấp giải quyết nạn đói gây nên do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Ảnh minh họa: Dân trí

Nghiêm trọng hơn, vấn đề nhập khẩu lương thực sẽ chịu tác động kinh khủng nhất.

Trong trường hợp không có các chính sách phản ứng kịp thời và hiệu quả, điều này sẽ làm trầm trọng thêm sự gia tăng không mong muốn về số lượng người rơi vào tình trạng đói ăn.

Cụ thể, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc (FAO) đã cộng tác với nhiều đối tác khác của Liên Hiệp quốc thực hiện bản báo cáo SDG2 và đưa ra cảnh báo rằng suy thoái kinh tế chính là nguyên nhân dẫn đến mức độ suy dinh dưỡng tăng tại 65 trong tổng số 77 quốc gia có ghi nhận mức tăng trưởng trong khoảng thời gian từ 2011 – 2017. Vào năm nay, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa cắt giảm 6,3% dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, khiến phân tích của FAO ngày càng trở nên có cơ sở.

Vào tháng 1/2020, IMF dự đoán GDP toàn cầu sẽ tăng 3,3% nhưng vào tháng 4, khi phần lớn thế giới tạm ngưng hoạt động để chống lại sự lây lan của đại dịch COVID-19, dự báo mới của IMF đưa ra chỉ còn 3%. Vùng châu Phi hạ Sahara, khu vực có tỷ lệ đói cao nhất thế giới và có độ tuổi trung bình rơi vào khoảng 20 tuổi hiện đang phải chuẩn bị đối mặt với cuộc suy thoái đầu tiên trong gần 25 năm qua.

Phân tích dữ liệu cung cấp thực phẩm của FAO về mối liên quan giữa chỉ số suy dinh dưỡng và xu hướng kinh tế địa phương của các quốc gia nhập khẩu thực phẩm ròng, kết quả cho thấy hàng triệu người có thể rơi vào tình trạng thiếu đói do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Mối liên hệ giữa suy dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế đã và đang đẩy thế giới ra xa mục tiêu xóa đói vào năm 2030. Tính đến nay, tình trạng suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến 1/9 dân số toàn cầu, trong đó tỷ lệ cao nhất tập trung ở châu Phi và châu Á.

Trong hoàn cảnh mà chính phủ các nước đang nỗ lực triển khai hành động chống lại đại dịch COVID-19, giới chuyên gia cho rằng: Đương nhiên, sức khỏe của mọi người vẫn là ưu tiên hàng đầu. Song duy trì nguồn cung thực phẩm đầy đủ và chất lượng vẫn là trung tâm của kế hoạch phản ứng đối phó đại dịch. Hành động không đủ sẽ làm tác động nghiêm trọng đến nhóm dân số dễ bị tổn thương trong nhiều năm tới. Từ đó, triển vọng đạt được mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 sẽ ngày càng xa tầm với.

Cụ thể, điều quan trọng là không chỉ duy trì nguồn cung thực phẩm mà bắt buộc phải tập trung vào tăng cường khả năng tiếp cận lương thực cho tất cả mọi người.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương:
Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm

Khối lượng cho vay của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản đang chuẩn bị cho sự phục hồi vào năm 2025, nhờ hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) và môi trường lãi suất thuận lợi, sau khi giảm trong 3 năm liên tiếp.

Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm
Ấn Độ là dòng khách tiềm năng cho nhiều quốc gia

Ghi nhận khảo sát trong thời gian gần đây cho thấy, du khách Ấn Độ đang có nhu cầu du lịch ngày càng cao. Điều này thể hiện rõ khi nhiều người rất háo hức trải nghiệm du thuyền Disney Adventure của Disney Cruise Line, lần đầu tiên có mặt tại châu Á tại Singapore và mong muốn tàu khởi hành sớm hơn so với dự kiến vào tháng 12/2025. Thậm chí, một số gia đình đã lên kế hoạch du lịch đến những nước châu Á khác như Nhật Bản trong thời gian chờ đợi tàu khởi hành.

Ấn Độ là dòng khách tiềm năng cho nhiều quốc gia
Châu Á - Thái Bình Dương:
ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày hôm nay (25/11) công bố Kế hoạch Hành động Môi trường giai đoạn 2024 - 2030, vạch ra lộ trình giải quyết những tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh gồm: mất đa dạng sinh học, ô nhiễm và biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh
Châu Á - Thái Bình Dương: Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với tăng trưởng, cơ sở hạ tầng và sinh kế ở châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, khu vực này có thể cải thiện khả năng bảo vệ tài chính trước các rủi ro khí hậu nghiêm trọng và hỗ trợ phát triển bền vững bằng cách giải quyết các khoảng cách về khả năng chi trả bảo hiểm, khả năng tiếp cận và nhận thức.

Châu Á - Thái Bình Dương Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương
Return to top