Thế giới
ĐỐI MẶT VỚI DỊCH ĐẬU MÙA KHỈ:

Cần rút bài học từ Covid-19

ClockChủ Nhật, 25/08/2024 06:17
TTH - Khi đại dịch COVID-19 vừa kết thúc, với sự xuất hiện của một chủng virus mới, được biết đến là virus Mpox gây bệnh đậu mùa khỉ, cảnh báo về việc căn bệnh này đã và đang nghiêm trọng hơn ở châu Phi cũng như lây lan nhanh tại nhiều nước trên thế giới, sẽ giành được nhiều sự chú ý hơn.

Những điều cần biết về bệnh đậu mùa khỉ hiện nayWHO tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầuWHO cảnh báo về bệnh đậu mùa khỉ ở châu Phi: Sự gia tăng “lên mức chưa từng có”

 Ngày càng nhiều quốc gia ghi nhận ca nhiễm bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh minh họa: Báo Điện tử Chính phủ

Dịch đang lây lan nhanh

Tuần trước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố đợt bùng phát hiện tại của chủng virus Mpox là “tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế”. Bệnh rất dễ lây lan, đặc biệt là khi da kề da, dùng chung đồ vật bị nhiễm bệnh và tiếp xúc với động vật. Biến thể “nhánh 1” mới dường như có tỷ lệ tử vong cao hơn đáng kể, vào khoảng 4%. Các trường hợp đã được phát hiện ở 13 quốc gia châu Phi, phần lớn ở Cộng hòa Dân chủ Congo.

Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh đã cập nhật hướng dẫn của mình cho đội ngũ bác sĩ về chủng virus mới và chỉ vào tuần trước, ca nhiễm đầu tiên ngoài châu Phi đã được ghi nhận tại Thụy Điển, nay lan rộng ở nhiều châu lục.

Trong khi chính phủ các nước ở phía bắc toàn cầu đang huy động nguồn lực, Mpox đang lây lan gần như không kiểm soát ở tâm dịch. “Sự kết hợp thảm khốc” giữa sự chậm trễ của quy định trong nước, phản ứng còn chậm của quốc tế và thiếu kinh phí đã khiến trước tiên là Cộng hòa Dân chủ Congo gần như không có quyền tiếp cận vaccine. Điều này được thể hiện rõ nhất khi giá của một liều vaccine Mpox ước tính lên đến 100 USD. Điều này khiến các chương trình tiêm chủng hàng loạt có thể nói là vượt xa tầm với đối với những chính phủ đang gánh nhiều nợ.

Bài học từ đại dịch cũ, yêu cầu tăng cường hỗ trợ

Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, cùng với các nước giàu có khác, giới chuyên gia cho rằng Mỹ nên hành động. Cơ quan y tế công cộng của Liên minh châu Phi ước tính, trên toàn lục địa sẽ cần khoảng 4 tỷ USD để thực hiện tiêm chủng, giám sát và giáo dục, trong đó tập trung nhiều hơn vào khu vực vốn đã và đang bị tàn phá bởi đói nghèo, suy dinh dưỡng và xung đột.

Lấy dẫn chứng từ những gì đã xảy ra trong đại dịch COVID-19, trong tương lai, cần có các giải pháp dài hạn để thúc đẩy công bằng hơn về vaccine, bao gồm chuyển giao công nghệ cho các quốc gia nghèo hơn. Tuy nhiên, ngay bây giờ, cần phải nhận thức được tính cấp bách và tăng cường tập trung để giải quyết cuộc khủng hoảng có thể thấy ở Cộng hòa Dân chủ Congo và các quốc gia Trung Phi lân cận.

Giáo sư Tulio De Oliveira, Giám đốc Trung tâm Đổi mới và Ứng phó với dịch bệnh của Đại học Stellenbosch cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng, từ đại dịch COVID-19, thế giới đã học được bài học to lớn, rằng việc ngăn chặn tình trạng khẩn cấp mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra là rất quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt. “Nếu chúng ta đã rút ra được bài học, chúng ta sẽ tập trung vào việc ngăn chặn dịch bệnh lây lan rộng hơn”, vị giáo sư nhận định.

Trong một số ý kiến khác có liên quan, ông Peter Sands, người đứng đầu Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và Sốt rét cho biết, chiến tranh và các mối đe dọa khác đã và đang cùng lúc đòi hỏi sự chú ý của chính phủ kể từ khi đại dịch COVID-19 kết thúc. Song đợt bùng dịch Mpox lần này nên là lời nhắc nhở rằng nếu quá trình giám sát bệnh tật và chăm sóc sức khỏe ban đầu bị bỏ bê, “điều này có thể quay trở lại và gây hại cho chúng ta”.

Đối với một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, cuộc khủng hoảng đòi hỏi một phản ứng tài chính mà có thể các nước này không thể đáp ứng được, đặc biệt là khi Bộ trưởng Y tế Congo Roger Kamba ước tính sẽ cần 3,5 triệu liều vaccine với chi phí hàng trăm triệu USD.

Là một trong những tổ chức chịu trách nhiệm về các nỗ lực tiêm chủng toàn cầu, Gavi đã bắt đầu tổ chức các cuộc họp hàng ngày để thảo luận về đợt dịch ở Congo. Giám đốc điều hành Gavi Sania Nishtar cho biết, sự phối hợp sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc ứng phó. Nguồn vaccine quyên góp có thể đến từ các quốc gia đã có sẵn nguồn dự trữ như Mỹ, Anh...

Nếu không phản ứng nhanh chóng, căn bệnh sẽ tiếp tục lây lan sang các nước khác.

Thực tế cho thấy, sau hai năm đàm phán hậu đại dịch COVID-19, các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn chưa thể nhất trí về các kế hoạch phân phối vaccine công bằng hơn cho các nước đang phát triển. Điều quan trọng nhất lúc này là đảm bảo rằng các liều vaccine dùng để cứu sống người dân cần được cung cấp cho các quốc gia cần chúng nhất, thay vì chỉ dành cho những nước có đủ kinh tế. Khi xét đến xu hướng đột biến và lây lan của virus, đây không chỉ còn là một mệnh lệnh về đạo đức mà thuộc về lợi ích của mọi quốc gia.

Với tình hình hiện tại, có thể nói “COVID-19 và đợt bùng phát dịch Mpox chắc chắn đã cảnh tỉnh mọi người rằng không thể phớt lờ bất kỳ đợt dịch nào đang bùng phát trên thế giới”.

Hạnh Nhi

(Tổng hợp và lược dịch từ The Guardian & The Straitstimes)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
Không để dịch bệnh mùa bão lũ bùng phát

Ngày 7/11, Sở Y tế cho biết vừa ban hành công văn yêu cầu tăng cường phòng chống dịch trước, trong và sau các đợt mưa lũ đối với các đơn vị trực thuộc và 9 trung tâm y tế (TTYT) huyện, thị, thành phố. Tinh thần chỉ đạo chú trọng việc không để dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng.

Không để dịch bệnh mùa bão lũ bùng phát
Return to top