Thế giới

Biến đổi khí hậu có thể làm bùng phát các đợt dịch bệnh mới

ClockThứ Ba, 18/08/2020 20:21
TTH - Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), ngay cả khi nhân loại cố gắng hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 2 độ C, thì băng vĩnh cửu vẫn sẽ tan và giảm 25% diện tích vào năm 2100.

Đông Nam Á: Tác động của biến đổi khí hậu nặng nề hơn khu vực khácChính sách phản ứng với đại dịch cần song hành với chính sách khí hậu

Dưới lớp băng vĩnh cửu ở Siberia có thể ẩn chứa những loài vi khuẩn, virus nguy hiểm. Ảnh: Getty

Theo các nhà khoa học, sự hồi sinh của các loài virus vốn đã không hoạt động từ lâu, sự trỗi dậy của bệnh đậu mùa gây chết người, hay dịch sốt xuất huyết hoặc zika ở châu Âu… có thể chỉ là một giả thuyết bi quan, nhưng đồng thời cũng là  một kịch bản nghiêm trọng và ngày càng hợp lý về dịch bệnh do sự nóng lên toàn cầu.

Đến nay, đại dịch COVID-19 đã càn quét toàn cầu và cướp đi sinh mạng của hơn 777.000 người gần như chắc chắn đến từ một loài dơi hoang dã, làm nổi rõ mối nguy hại của việc loài người thường xuyên xâm phạm không gian hoang dã vốn đang ngày càng bị thu hẹp trên Trái đất.

Song song đó, biến đổi khí hậu cũng đang nổi lên như một nguyên nhân gây các bệnh truyền nhiễm, bằng cách mở rộng lãnh thổ có dấu vết của muỗi mang bệnh sốt rét và sốt xuất huyết, hay làm tan rã các mầm bệnh thời tiền sử từ lớp băng vĩnh cửu ở Siberia – nơi được ví như “quả bom hẹn giờ biến đổi khí hậu” trải khắp Nga, Canada và Alaska.

Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), ngay cả khi nhân loại cố gắng hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 2 độ C, thì băng vĩnh cửu vẫn sẽ tan và giảm 25% diện tích vào năm 2100. Và vấn đề đáng lo ngại chính là những thứ ẩn giấu dưới lớp băng vĩnh cửu đó

Khi mặt đất tan băng, các hạt đất đã từng đóng băng, vật chất hữu cơ và vi sinh vật đã bị nhốt trong hàng thiên niên kỷ sẽ được dòng nước đưa lên bề mặt, từ đó đưa những vi sinh vật này lây lan vào môi trường hiện nay, dẫn tới nguy cơ gây ra những vụ dịch mới, giáo sư địa vật lý Vladimir Romanovsky tại Đại học Alaska giải thích.

Theo nhiều nhà khoa học, mặc dù sự hồi sinh của vi khuẩn hoặc virus cổ đại vẫn còn là suy đoán, nhưng biến đổi khí hậu đã đẩy mạnh sự lây lan của các loại bệnh giết chết khoảng 500.000 người/năm như sốt rét, sốt xuất huyết, chikungunya, zika…

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á năm 2024: Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

Hãng tin CNBC dẫn nhận xét từ Giám đốc điều hành Công ty tư vấn RiverPeak Group Curtin S. Chin và nhà phân tích khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jose B. Collazo cho biết, giống như năm 2023, năm 2024 dường như không mang lại nhiều điều đáng mừng cho người dân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và căng thẳng địa chính trị dai dẳng, vẫn còn đó những hi vọng và niềm vui.

Châu Á năm 2024 Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn
GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Châu Á - Thái Bình Dương: 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu

Theo báo cáo Triển vọng Toàn cầu năm 2025 vừa được Chương trình Lương thực thế giới (WFP) công bố, nạn đói tiếp tục gia tăng, với 343 triệu người trên khắp 74 quốc gia đang phải trải qua tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, tăng 10% so với năm ngoái. Trong đó, tại châu Á - Thái Bình Dương, 88 triệu người đang phải vật lộn với nạn đói do thảm họa liên quan đến khí hậu gây ra.

Châu Á - Thái Bình Dương 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Return to top