Thế giới
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các cuộc họp liên quan:

ASEAN thúc đẩy tăng cường chủ nghĩa đa phương

ClockThứ Hai, 12/09/2022 09:49
TTH.VN - Đại dịch COVID-19, cùng với sự cạnh tranh và căng thẳng ngày càng gia tăng giữa các siêu cường đã và đang làm suy yếu trật tự và an ninh quốc tế, đồng thời cản trở tiến độ mà Liên Hiệp Quốc hướng tới khi kỷ niệm 77 năm thành lập.

Campuchia: RCEP là đại diện cho hội nhập toàn cầu và khu vựcCam kết vì một ASEAN năng động hơn, cạnh tranh hơnASEAN, Liên Hiệp Quốc hợp tác chống lại đại dịch và thúc đẩy rà phá bom mìnCác Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kỳ vọng gì vào AMM lần thứ 53?Hội nghị AMM-55 có thể đối diện với nhiều khó khăn

ASEAN đã, đang và sẽ vẫn tiếp tục thúc đẩy chủ nghĩa đa phương. Ảnh minh họa: TTXVN/Vietnam+

Ở Đông Nam Á, ASEAN cũng đang đối mặt với những thách thức tương tự. Những mối đe dọa đối với an ninh khu vực bao gồm khủng hoảng chính trị Myanmar, tranh chấp Biển Đông, căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên, quan hệ Trung Quốc - Đài Loan căng thẳng, xung đột ở Ukraine, biến đổi khí hậu, tội phạm xuyên quốc gia và chủ nghĩa khủng bố. Một số vấn đề trong số này là những vấn đề đã tồn tại từ lâu và cực kỳ phức tạp, khó để khối khu vực ASEAN có thể giải quyết trong một sớm một chiều.

Campuchia, với tư cách là chủ tịch ASEAN vào năm 2022, vừa đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 55 và các cuộc họp liên quan đã tạo ra các cuộc thảo luận hiệu quả về các mục tiêu của ASEAN cho năm 2022 và đưa ra các phương pháp thực tế, khả thi để thúc đẩy xây dựng Cộng đồng ASEAN, xác định tính trung tâm và thống nhất của ASEAN, cũng như thúc đẩy quan hệ đối tác bên ngoài ASEAN.

ASEAN xứng đáng nhận được công lý và sự công nhận cho những nỗ lực hết mình của khối khu vực nhằm bảo vệ và thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, một cơ chế hiệu quả để tăng cường hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu hiện nay.

Các vấn đề của chủ nghĩa đa phương đối với ASEAN

Trong hơn nửa thế kỷ qua, ASEAN đã chứng kiến sự phát triển tổng thể của tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á, ngoại trừ Timor Leste. Khối khu vực đã khuyến khích hội nhập chính trị, kinh tế và xã hội giữa các thành viên và với các đối tác của mình, đồng thời khẳng định mình là một trong những tổ chức khu vực năng động và mạnh mẽ nhất thế giới.

ASEAN là nền kinh tế lớn thứ 3 ở châu Á và thứ 6 trên thế giới. Để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu do đại dịch COVID-19 gây ra, ASEAN cam kết tăng cường thống nhất kinh tế bằng cách ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vào năm 2020. Có thể nói rằng, mức độ đa phương này hiếm khi đạt được ở các khu vực khác trong cùng thời kỳ. Bên cạnh đó, đoàn kết khu vực cũng đã được thúc đẩy theo các sáng kiến và khuôn khổ do ASEAN dẫn dắt, chẳng hạn như Tầm nhìn của ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP) và Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.

Các chuyên gia nhận định, ASEAN được thành lập nhằm thúc đẩy hòa bình và hạnh phúc của người dân trong khu vực. Quá trình phát triển khu vực được dẫn dắt bởi các hiệp định và tôn chỉ tôn trọng lẫn nhau về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng và không can thiệp đến các vấn đề nội bộ của nhau. Hiến chương ASEAN đã hệ thống hóa các khái niệm này.

Nhờ tuân thủ các khái niệm và giá trị này, các quốc gia ASEAN không thể từ bỏ chủ nghĩa đa phương. 55 năm qua, ASEAN đã trở thành một diễn đàn khu vực lớn về đối thoại tham vấn, xây dựng lòng tin và thúc đẩy lòng tin. Hiến chương ASEAN và Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) là quy tắc ứng xử chính, điều chỉnh các mối quan hệ giữa các nước trong khu vực. Đồng thời, đây cũng là nền tảng để duy trì hòa bình và ổn định khu vực. ASEAN coi trọng hợp tác thông qua đoàn kết, không đối đầu, tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác lâu dài.

Bất chấp tình hình có nghiêm trọng, phức tạp và nhiều thách thức thế nào, ASEAN sẽ cùng nhau chịu đựng sức ép từ sự cạnh tranh địa chính trị giữa các cường quốc. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 và các hội nghị liên quan đã nhấn mạnh đặc trưng của ASEAN là một gia đình đoàn kết gồm 10 quốc gia cùng làm việc cùng nhau để đạt được các mục tiêu chung. ASEAN coi trọng sự thống nhất và đoàn kết trong tiến trình giải quyết những thách thức khu vực và tăng cường đóng góp vào hòa bình, ổn định, an ninh và tăng trưởng tổng thể của khu vực và toàn cầu.

Bên cạnh đó, ASEAN cũng là một nền tảng hợp tác giữa tổ chức và các đối tác. Khối ưu tiên một môi trường trung lập, an toàn để đối thoại và xây dựng lòng tin, không phải đối đầu. Tổ chức tiếp cận các vấn đề tranh chấp quốc tế với sự trung lập. Có thể khẳng định rằng ASEAN là một tổ chức hòa giải có uy tín và là bạn của mọi nhà.

Năm 2022 là một năm vô cùng đặc biệt, bất chấp căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc và giữa Nga và Mỹ vẫn đang ở mức nghiêm trọng nhất mọi thời đại, Trung Quốc, Nga và Mỹ vẫn ngồi cùng nhau trong Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 và các cuộc họp liên quan để thảo luận về các vấn đề toàn cầu.

Trong khuôn khổ hội nghị, nhiều vấn đề đã được thảo luận. Đơn cử như vấn đề Biển Đông, các cuộc thảo luận văn bản cho Bộ Quy tắc Ứng xử của các bên (COC) đã được nối lại. Đồng thời, ASEAN vẫn cam kết làm trung gian đàm phán và hỗ trợ nhân đạo cho Myanmar. ASEAN đã thể hiện sự lạc quan và đa phương hóa.

Campuchia và nỗ lực trong chính sách đối ngoại đa phương

Năm nay là năm thứ 3 kể từ khi gia nhập vào khối vào năm 1999 Campuchia là Chủ tịch ASEAN. Năm nay, chủ đề mà Campuchia lựa chọn là: “ASEAN ACT: Cùng nhau giải quyết thách thức”. Chủ đề này dựa trên thái độ chủ động và hợp tác, cởi mở, trung thực, thiện chí, tình đoàn kết và hòa hợp giữa các thành viên ASEAN để giải quyết các vấn đề chung và đạt được hòa bình, hòa hợp và thịnh vương cho tất cả các thành viên.

Việc Campuchia can đảm đảm nhận vai trò chủ tịch ASEAN vào năm 2002, chỉ 3 năm sau khi chính thức trở thành thành viên của khối ASEAN cho thấy cam kết chính trị mạnh mẽ của nước này đối với tiến trình hội nhập khu vực và chủ nghĩa đa phương. Cam kết này đã, đang được duy trì và phát triển mạnh mẽ hơn.

Mặc dù Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 và các cuộc họp liên quan diễn ra tại Phnom Penh vẫn phải đối mặt với một số thách thức, nhưng hội nghị cũng đã thông qua thông cáo chung và các phiên họp cũng đã diễn ra sôi nổi và hiệu quả. Do đó, cam kết thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và hợp tác quốc tế của Campuchia thể hiện rõ nét qua những nỗ lực và phối hợp của nước này với tư cách là Chủ tịch ASEAN. Nhìn chung, Campuchia đã thể hiện một cách ấn tượng về ngoại giao, kiến thức và năng lượng trong việc chủ trì các cuộc họp, điều phối việc chuẩn bị các tuyên bố và chú ý đến những chi tiết nhỏ như sắp xếp chỗ ngồi.

Tóm lại, với sự ủng hộ và đoàn kết mạnh mẽ của các quốc gia thành viên ASEAN và các đối tác quốc tế, Campuchia đã nỗ lực thúc đẩy hòa bình và tăng trưởng toàn diện cho toàn khu vực, không để ai bị bỏ lại phía sau. Chủ nghĩa đa phương và ASEAN là nền tảng của hòa bình, an ninh và đây là yếu tố quan trọng đối với các quốc gia nhỏ và các cường quốc tầm trung để cân bằng các mục tiêu quốc gia và toàn cầu. Tinh thần chiến lược tham vấn và cùng nhau chiến thắng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác và thống nhất, đã xuất hiện từ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 và các cuộc họp liên quan, mang lại sự lạc quan cho một tương lai hòa bình, hợp tác.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên
Return to top