Thế giới

Ăn trái cây và rau củ tốt cho môi trường hơn so với ăn thịt và pho mát

ClockThứ Ba, 09/08/2022 12:49
TTH.VN - Trong một nghiên cứu quy mô lớn được xuất bản bởi tạp chí khoa học PNAS, các nhà khoa học đã phân tích tác động môi trường của khoảng 57.000 sản phẩm được bán trong các siêu thị ở Anh và Ireland, trong đó cho thấy ăn trái cây và rau củ sẽ tốt cho hành tinh hơn so với ăn thịt và pho mát.

Ăn uống linh hoạt để ứng phó với biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học đã phân tích tác động môi trường của khoảng 57.000 sản phẩm được bán trong các siêu thị ở Anh và Ireland. Ảnh: Tesco

Nghiên cứu cung cấp một bước đi đầu tiên hướng tới việc cho phép người tiêu dùng, nhà bán lẻ và các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định sáng suốt về tác động môi trường của các sản phẩm thực phẩm và đồ uống. Đồng thời, các nhà khoa học hy vọng nghiên cứu này sẽ có thể giúp người tiêu dùng mua sắm bền vững hơn mà không phải đánh đổi bất cứ vấn đề gì về sức khỏe.

Theo nghiên cứu, các loại đồ uống có đường, như nước ép cô đặc, nước sô-đa hoặc các loại nước trái cây khác là một trong những sản phẩm được bày bán có tác động môi trường thấp nhất (do chúng chủ yếu chứa nước), nhưng chất lượng dinh dưỡng lại kém.

Ngoài ra, khi so sánh tác động môi trường của thịt và các sản phẩm thay thế thịt như xúc xích hoặc bánh mì kẹp thịt làm từ thực vật, nghiên cứu phát hiện ra rằng những lựa chọn thay thế thịt có tác động môi trường thấp hơn nhiều, chỉ từ 1/5 đến dưới 1/10 so với các sản phẩm tương đương làm từ thịt.

Các nhà nghiên cứu tin rằng nói chung, thực phẩm càng bền vững thì càng tốt theo quan điểm dinh dưỡng.

Trước đó, một nghiên cứu của Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm cho thấy hơn một 50% người tiêu dùng ở Anh muốn đưa ra các quyết định bền vững hơn về tác động môi trường của thực phẩm và đồng thời, các tập đoàn thực phẩm cũng đang đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng là không phát thải khí nhà kính. Do đó, nghiên cứu này được xem là “một công cụ quan trọng giúp người tiêu dùng đưa ra quyết định mua thực phẩm bền vững hơn với môi trường. Quan trọng hơn, nó có thể thúc đẩy các nhà bán lẻ và các nhà sản xuất thực phẩm nhằm giảm tác động đến môi trường của nguồn cung cấp thực phẩm, từ đó giúp tất cả chúng ta dễ dàng có chế độ ăn uống lành mạnh và bền vững hơn”, Giáo sư Pete Scarborough, phụ trách nghiên cứu về Môi sinh và Sức khỏe tại Đại học Oxford cho biết.

Điểm mới của nghiên cứu này là tiến hành những phân tích liên quan đến các sản phẩm được tạo thành từ nhiều thành phần, ví dụ như nước sốt, bữa ăn chế biến sẵn và các sản phẩm khác. Đây là một nhiệm vụ rất phức tạp do số lượng của mỗi thành phần được coi là “bí mật thương mại” và do đó rất khó được tiết lộ.

Được biết, chỉ khoảng 3% trong số hơn 57.000 sản phẩm được bày bán bởi 8 nhà bán lẻ thực phẩm được công bố đầy đủ thành phần.

Trong bối cảnh đó, để tiến hành nghiên cứu này, các nhà khoa học đã phát triển một thuật toán dựa trên một vài thông tin đã biết để đánh giá các sản phẩm được bán trong các siêu thị ở Anh và Ireland.

Để đánh giá tác động môi trường, bốn yếu tố đã được xem xét: phát thải khí nhà kính, sử dụng tài nguyên nước hạn chế, sử dụng đất và hiện tượng phú dưỡng - một hiện tượng xuất phát từ tự nhiên, một phản ứng của hệ sinh thái khi quá nhiều khoáng chất và chất dinh dưỡng như nitrat và phosphat từ các loại phân bón hoặc nước cống rãnh bị thải vào môi trường nước.

Những sản phẩm làm từ trái cây, rau, đường, bột... tác động đến môi trường tương thấp hơn những sản phẩm làm từ thịt, cá và pho mát. Ảnh: Getty Images

Định lượng sự khác biệt về tác động môi trường giữa các sản phẩm nhiều thành phần, các nhà khoa học nhận thấy rằng những sản phẩm làm từ trái cây, rau, đường và bột, chẳng hạn như súp, salad, bánh mì và nhiều loại ngũ cốc ăn sáng, có điểm tác động đến môi trường tương đối thấp hoặc trung bình và những sản phẩm làm từ thịt, cá và pho mát, ở mức cao nhất của thang đo. Các sản phẩm thịt bò khô khác, có hơn 100g thịt tươi trên 100g sản phẩm cuối cùng, thường có tác động môi trường cao nhất.

Từ đó, nghiên cứu khuyến nghị “thay thế thịt, sữa và trứng bằng các chất thay thế có nguồn gốc thực vật có thể mang lại những lợi ích to lớn về môi trường và sức khỏe”. Đồng thời, những chuyển đổi “nhỏ hơn” cũng có thể hữu ích. Ví dụ, món lasagna thịt bò, có tác động môi trường cao, có thể được thay thế bằng món lasagna thịt gà hoặc thịt lợn, hoặc các món chay.

Các nhà nghiên cứu cho rằng trong tương lai, việc biết rõ hơn về tỷ lệ và nguồn gốc của các thành phần khác nhau sẽ giúp xác định chính xác hơn tác động của chúng đối với môi trường.

Theo Tiến sĩ Richie Harrington, người đứng đầu foodDB, “phương pháp của chúng tôi lấp đầy khoảng trống thông tin về tác động môi trường của thực phẩm nhiều thành phần. Các thuật toán mà chúng tôi phát triển có thể ước tính tỷ lệ phần trăm đóng góp của từng thành phần riêng lẻ trong sản phẩm và khớp các thành phần đó với cơ sở dữ liệu về tác động môi trường hiện có. Chúng tôi đã áp dụng phương pháp luận này để tạo ra điểm số tác động cho một số lượng lớn sản phẩm, và sử dụng phương pháp này để thu thập thông tin chi tiết, từ đó có thể định lượng được về tính bền vững của các sản phẩm và mối quan hệ của chúng với chất lượng dinh dưỡng”.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở các quốc gia như Mỹ, Anh, Australia và khắp Tây Âu, việc chọn ăn thuần chay, ăn chay hoặc ăn chay linh hoạt có thể giảm tới 1/3 chi phí thực phẩm cho người tiêu dùng.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Business Times & Oxford Martin)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xu hướng thực phẩm toàn cầu năm 2025

Trong bối cảnh thực phẩm ngày càng “trở nên toàn cầu”, những sáng kiến phát triển ẩm thực ra đời với tốc độ ánh sáng, cộng thêm sức nặng của truyền thông xã hội, các đầu bếp trên thế giới đang ngày càng biến đổi và sáng tạo ẩm thực, trong đó mọi quy luật đều có thể bị phá vỡ. Trong năm mới 2025, dưới dây là một số xu hướng được nhận định sẽ định hình xu hướng ẩm thực toàn cầu.

Xu hướng thực phẩm toàn cầu năm 2025
Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

Kết quả của báo cáo mới được thực hiện dưới sự hợp tác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định những thách thức cấp bách nhất thế giới trong việc giải quyết các bệnh do virus lây truyền qua đường thực phẩm.

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm
Cử tri đề nghị tăng mức xử phạt hành vi vi phạm liên quan đến thực phẩm chức năng

Sáng 12/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn với Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Phiên chất vất và trả lời chất vấn được đông đảo cử tri, nhân dân thành phố Đà Nẵng, tỉnh Ninh Thuận quan tâm theo dõi.

Cử tri đề nghị tăng mức xử phạt hành vi vi phạm liên quan đến thực phẩm chức năng
Hướng dẫn 300 bà mẹ thực hành dinh dưỡng

Ngày 7/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh tổ chức lớp tập huấn tại xã Hương Nguyên (A Lưới) về hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ, thực hành dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú dưới 2 tuổi.

Hướng dẫn 300 bà mẹ thực hành dinh dưỡng
Tránh thất thoát và lãng phí thực phẩm

Lãng phí và thất thoát thực phẩm đang xảy ra ở cấp độ toàn diện, đe dọa đến tình hình an ninh lương thực, cũng như gây đói nghèo ở nhiều nơi trên thế giới. Ngày quốc tế nhận thức về thất thoát và lãng phí thực phẩm (29/9) năm nay với chủ đề "Hãy dừng lãng phí thực phẩm! Vì con người và hành tinh".

Tránh thất thoát và lãng phí thực phẩm
Return to top