Thế giới

ADB: Cần bảo trợ xã hội tốt hơn cho người nghèo trước đại dịch COVID-19

ClockChủ Nhật, 29/03/2020 20:23
TTH - Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã lan rộng đến 199 quốc gia và vùng lãnh thổ (theo Worldometers) với số ca nhiễm mới và tử vong không ngừng gian tăng mỗi ngày, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhấn mạnh rằng, các chính phủ, tổ chức và cộng đồng cần có trách nhiệm hành động ngay lập tức và bảo vệ người nghèo và những người dễ bị tổn thương nhất.

ADB cấp thêm 2 triệu USD hỗ trợ châu Á - Thái Bình Dương ngăn chặn COVID-19ADB tăng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,9% năm 2019

Một tình nguyện viên phát xà phòng cho người dân ở Nam Phi. Ảnh: AFP/Baomoi

Theo ADB, mặc dù phần lớn các ca nhiễm COVID-19 hiện đang được ghi nhận ở các nền kinh tế tiên tiến hơn, nhưng mức độ khủng hoảng ở các nước đang phát triển là không thể tránh khỏi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi tất cả các quốc gia xét nghiệm mọi trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh, nhưng nhiều nước thu nhập thấp không có hệ thống y tế đầy đủ để chẩn đoán virus hiệu quả.

Mặc dù vậy, dựa vào kinh nghiệm từ những “thảm hoạ” trước đây, vẫn có thể ước tính được hoạt động kinh tế và sinh kế của người dân sẽ bị ảnh hưởng đến mức nào, trong đó thiệt hại nặng nề nhất là nhóm người nghèo và dễ bị tổn thương nhất. Để bảo vệ họ một cách hiệu quả, các chính phủ có thể mở rộng bảo trợ xã hội, nhất là trợ cấp xã hội, để cung cấp những hỗ trợ quan trọng và tăng cường khả năng phục hồi.

Phân tích cho thấy, các tác động kinh tế trực tiếp của bệnh tật và tử vong là chi phí sinh hoạt cao hơn nhưng thu nhập lại sụt giảm ở những gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Chi phí chăm sóc sức khỏe tăng, trong khi người lao động có nguy cơ mất tiền lương và việc làm có thể gây ra tình trạng nghèo đói. Song song đó là sự gia tăng đáng kể những rủi ro cho các nhóm dễ bị tổn thương. Ví dụ như ở các nước châu Á đang phát triển, nhiều công nhân nhập cư sống trong các ký túc xá đông đúc mà không được tiếp cận với bảo hiểm y tế, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Dịch bệnh cũng gây ra những tác động gián tiếp, khi làm gián đoạn sản xuất và tiêu dùng trên toàn nền kinh tế. Những tác động này ảnh hưởng không tương xứng đến người lao động và gia đình nghèo, nhất là những lao động trong khu vực phi chính thức.

Theo ước tính của ADB, thiệt hại toàn cầu của COVID-19 có thể dao động từ 77 tỷ-347 tỷ USD (tương đương 0,1%-0,4% GDP toàn cầu), trong đó một số quốc gia sẽ chịu thiệt hại lớn hơn.

Thực tế, nghèo đói ở châu Á-Thái Bình Dương đã giảm đáng kể, nhưng khu vực này vẫn là nơi sinh sống của hơn 264 triệu người sống trong tình trạng nghèo cùng cực vào năm 2015 và 1,1 tỷ người sống dưới mức dưới 3,20 USD/ngày. Nhiều chính phủ trong khu vực đã đầu tư vào các hệ thống bảo trợ xã hội để giảm nghèo kinh niên, giảm thiểu tổn thương và hướng tới sự phát triển toàn diện. Nhưng trước cuộc khủng hoảng COVID-19, các chính phủ cần mở rộng bảo trợ xã hội hơn nữa để giảm bớt các cú sốc và chống lại cả tỷ lệ nghèo đói hiện tại và mới do dịch bệnh.

Theo đề xuất của ADB, các chính phủ nên tăng cường trợ cấp xã hội, mở rộng hỗ trợ tiền mặt để giúp các hộ nghèo và dễ bị tổn thương trong cuộc khủng hoảng. Ngoài ra, cung cấp bảo hiểm xã hội và nâng cấp các chính sách, chương trình cho thị trường lao động cũng là những giải pháp cần được chính phủ các nước chú trọng.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch và tổng hợp từ ADB)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách

Chiều 17/1, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) TP. Huế tổ chức phiên họp để tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự phiên họp có UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố, Trưởng Ban đại diện HĐQT chi nhánh NHCSXH Nguyễn Thanh Bình.

Phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách
Sau sáp nhập là tăng tốc

Song song với việc khẩn trương, nghiêm túc trong thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính, huyện Phú Lộc nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy và tập trung thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) địa phương.

Sau sáp nhập là tăng tốc
Tháo gỡ vướng mắc để phát triển nhà ở xã hội

Theo Sở Xây dựng, đến năm 2030 thành phố cần khoảng 10.000 căn nhà ở xã hội (NOXH). Song hiện nay cung chưa đáp ứng cầu. Vì vậy, các sở, ngành đang đề xuất tháo gỡ những khó khăn liên quan để phát triển NOXH, đáp ứng nhu cầu của người dân trong thời gian tới.

Tháo gỡ vướng mắc để phát triển nhà ở xã hội
Return to top