Thế giới

3 quốc gia châu Á sở hữu hộ chiếu quyền lực nhất thế giới năm 2022

ClockThứ Tư, 20/07/2022 14:41
TTH.VN - Hãng Thông tấn CNN ngày hôm nay (20/7) trích dẫn một báo cáo hàng quý mới được Công ty Tư vấn Cư trú và Quốc tịch Toàn cầu Henley & Partners công bố cho hay, các vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng những cuốn hộ chiếu quyền lực nhất thế giới đang thuộc về 3 quốc gia châu Á.

Lộ diện những tấm hộ chiếu quyền lực nhất thế giới năm 2021Du lịch Châu Á: Những điểm sáng về sự hồi sinh

Hành khách tại sân bay quốc tế Haneda ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Theo công ty có trụ sở tại thủ đô London (Vương quốc Anh), hộ chiếu của Nhật Bản đã vượt qua hộ chiếu của Singapore và Hàn Quốc, khi công dân nước này có khả năng đi đến con số kỷ lục 193 điểm đến trên khắp thế giới mà không cần thị thực hoặc thị thực theo yêu cầu, so với con số 192 điểm đến của Singapore và Hàn Quốc.

Tuy nhiên, phản ứng thận trọng hơn của châu Á đối với dịch bệnh COVID-19 có nghĩa là những công dân đó hiện ít có khả năng sử dụng sự tự do đi lại đó hơn, so với những công dân ở châu Âu hoặc châu Mỹ.

Cụ thể, số liệu thống kê mới nhất của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cho biết, nhu cầu của hành khách quốc tế đối với việc đi lại bằng đường hàng không ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn chưa bằng 1/5 mức được ghi nhận trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Trong khi đó, theo báo cáo của Chỉ số Hộ chiếu Henley (Henley Passport Index), các thị trường ở châu Âu và Bắc Mỹ đã phục hồi trở lại khoảng 60% mức độ đi lại trước đây.

Xếp ngay sau vị trí dẫn đầu của 3 quốc gia châu Á trong bảng xếp hạng này là rất nhiều quốc gia châu Âu. Trong đó, Đức và Tây Ban Nha với 190 điểm đến; tiếp theo là Phần Lan, Italy, Luxembourg với 189 điểm đến. Sau đó có Áo, Đan Mạch, Hà Lan và Thụy Điển đều đứng ở vị trí thứ 5; trong khi Pháp, Ireland, Bồ Đào Nha và Vương quốc Anh ở vị trí thứ 6. New Zealand và Mỹ xuất hiện ở vị trí thứ 7, cùng với Bỉ, Na Uy và Thụy Sĩ.

Công dân Afghanistan một lần nữa lại đứng cuối bảng xếp hạng, và chỉ có thể đi đến 27 quốc gia mà không cần xin thị thực trước.

Dù vậy, trong bối cảnh các biện pháp hạn chế đi lại được nới lỏng, có những dấu hiệu đầy hy vọng cho thấy những cuốn hộ chiếu được xếp hạng thấp hơn đang bắt đầu phục hồi. Báo cáo nói thêm, những người mang hộ chiếu Ấn Độ hiện nay có thể tự do đi lại tương tự như mức mà họ đã được hưởng trước đại dịch, với khả năng đi đến 57 điểm đến trên khắp thế giới (so với chỉ 23 điểm đến hồi năm 2020).

Được biết, danh sách của Henley & Partners là một trong số những chỉ số do các công ty tài chính xây dựng để xếp hạng hộ chiếu toàn cầu, dựa trên khả năng đi tới các điểm đến mà những cuốn hộ chiếu này mang lại cho công dân của họ. Chỉ số Hộ chiếu Henley xếp hạng 199 hộ chiếu theo số lượng điểm đến mà người sở hữu chúng có thể đi đến mà không cần xin thị thực trước. Chỉ số này được cập nhật theo thời gian thực trong suốt cả năm, khi những thay đổi về chính sách thị thực có hiệu lực.

Dưới đây là danh sách những cuốn hộ chiếu quyền lực nhất thế giới vào tháng 7/2022:

1. Nhật Bản (193 điểm đến)

2. Singapore, Hàn Quốc (192 điểm đến)

3. Đức, Tây Ban Nha (190 điểm đến)

4. Phần Lan, Italy, Luxembourg (189 điểm đến)

5. Áo, Đan Mạch, Hà Lan, Thụy Điển (188 điểm đến)

6. Pháp, Ireland, Bồ Đào Nha, Vương quốc Anh (187 điểm đến)

7. Bỉ, New Zealand, Na Uy, Thụy Sĩ, Mỹ (186 điểm đến)

8. Australia, Canada, Cộng hòa Séc, Hy Lạp, Malta (185 điểm đến)

9. Hungary (183 điểm đến)

10. Lithuania, Ba Lan, Slovakia (182 điểm đến)

Thanh Ngân (Lược dịch từ CNN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Return to top