ClockThứ Năm, 08/09/2022 19:25

Cơ cấu lại nền kinh tế gắn đổi mới mô hình tăng trưởng

TTH - Chiều 8/9, tại phiên họp thường kỳ tháng 8 của UBND tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh, dù các chỉ số đang có sự chuyển biến tích cực; tuy nhiên, các sở, ngành, địa phương cần nỗ lực hơn nữa để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong những tháng cuối năm.

Góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tếViệt Nam là điểm sáng trong triển vọng kinh tế khu vực còn ảm đạmNhững “gã khổng lồ” mới nổi đang phát triển mạnh

Quang cảnh phiên họp

Các ngành, lĩnh vực phục hồi tích cực

Báo cáo của Sở Kế hoạch & Đầu tư (KH&ĐT) cho thấy, trong tháng 8, các ngành, lĩnh vực tiếp tục ghi nhận đà phục hồi tích cực, đặc biệt ngành du lịch tiếp tục phục hồi mạnh mẽ. Mặc dù lượng khách giảm so với tháng 7 nhưng tăng gấp 12 lần so với cùng kỳ; tính chung 8 tháng, khách du lịch ước đạt 1.340 nghìn lượt, tăng gấp 2,2 lần, tổng thu từ du lịch ước đạt 2.857,3 tỷ đồng, gấp 2,7 lần so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa lũy kế 8 tháng ước đạt 852,7 triệu USD, tăng 15,8% và đạt 75,5% kế hoạch (KH). Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng xã hội tháng 8 ước đạt 4.535,2 tỷ đồng, tăng 32,9% so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 8 ước tăng 8,3% so với cùng kỳ. Tính đến 31/8, có 579 doanh nghiệp (DN) thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 5.243,3 tỷ đồng; tăng 40,2% về lượng và tăng 60,6% về vốn so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 17.911 tỷ đồng, bằng 64% KH. Tỉnh đã tổ chức làm việc với các tập đoàn quốc tế lớn; tổ chức thành công nhiều hội nghị xúc tiến, kêu gọi đầu tư…

Ông Nguyễn Đại Vui, Giám đốc Sở KH&ĐT cho biết, với việc giá xăng dầu trong nước liên tục được điều chỉnh theo xu hướng giảm đã tác động đến giá của một số mặt hàng và dịch vụ thiết yếu theo xu hướng giảm. Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 ước giảm 0,4% so với tháng trước; bình quân 8 tháng tăng 3,7% so với cùng kỳ…

Với những chuyển biến rõ nét từ việc phục hồi kinh tế, Giám đốc Sở Tài chính La Phúc Thành thông tin, thu ngân sách ước đạt 7.816 tỷ đồng, vượt 13,9% dự toán và tăng 14,9% so với cùng kỳ.

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư, DN, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho hay, tỉnh đã tập trung chỉ đạo, đôn đốc, theo dõi hoạt động của 4 tổ công tác giám sát, quản lý các dự án (DA) đầu tư để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các vướng mắc. Đến nay, UBND tỉnh đã ban hành 8 thông báo kết luận nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho 226 DA sử dụng vốn ngoài ngân sách và 118 DA trong ngân sách và hoàn thành việc giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022 thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương kiểm tra tiến độ các dự án trọng điểm

Nỗ lực hơn nữa trong nhưng tháng cuối năm

Phiên họp cũng ghi nhận ý kiến từ các địa phương. Theo đó, kinh tế - xã hội các huyện, thị, thành phố có nhiều khởi sắc, đặc biệt trên lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, dịch vụ… Ông Trần Quốc Phụng, Chủ tịch UBND huyện Nam Đông cho biết, đến thời điểm này, thu ngân sách tại địa phương đã đạt kế hoạch.

Từ báo cáo của các địa phương, nhiều vướng mắc cũng cần được kịp thời tháo gỡ như việc thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, tiến độ quy hoạch sử dụng đất, tiêm vắc-xin phòng COVID-19… Đặc biệt là giải phóng phóng mặt bằng (GPMB) tại các DA trọng điểm.

Tính đến ngày 31/8, toàn tỉnh đã giải ngân vốn đầu tư công 2.644,558 tỷ đồng/6.346,113 tỷ đồng, đạt 41,7% tổng KH vốn. Trong đó, giải ngân vốn được Thủ tướng Chính phủ giao 2.222,137 tỷ đồng/4.266,055 tỷ đồng, đạt 52,1% KH; giải ngân vốn được bổ sung trong năm và kéo dài từ năm trước sang 422,421 tỷ đồng/1.733,298 tỷ đồng, đạt 24,4%; Chương trình mục tiêu quốc gia vừa được giao KH vốn cho 3 chương trình 346,76 tỷ đồng, đến nay chưa có số liệu giải ngân.

Xác định việc GPMB liên quan đến công tác giải ngân vốn đầu tư công, Chủ tịch UBND tỉnh NguyễnVăn Phương cho rằng, việc đôn đốc, bám sát tiến độ các DA rất quan trọng. Ngay tại phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương biểu dương TX. Hương Thủy đã làm tốt công tác GPMB, đồng thời lưu ý đối với các địa phương khác quan tâm hơn nữa công tác này.

“Các sở, ngành, địa phương cần hỗ trợ hoàn chỉnh các thủ tục để triển khai các DA trọng điểm; hỗ trợ, đẩy nhanh GPMB sớm triển khai thực hiện các DA hạ tầng phát triển sản xuất. Khẩn trương thực hiện lồng ghép, phân khai các nguồn vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia đảm bảo thiết thực, hiệu quả, đúng mục tiêu; tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch”, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh.

Lãnh đạo tỉnh cùng các thành viên UBND tỉnh nhận định, thời gian tới, việc tập trung triển khai hiệu quả Đề án “Phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2022 - 2025” đóng vai trò quan trọng. Trong đó, tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh chuyển đổi số; tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá phục hồi du lịch thích ứng với tình hình mới; tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh đảm bảo tính đồng bộ, sẵn sàng trong công tác xúc tiến, kêu gọi, thu hút đầu tư...

“Trước mắt, cần tập trung chỉ đạo thu hoạch lúa vụ hè thu 2022, đảm bảo hoàn thành trước ngày 15/9. Chú trọng công tác xúc tiến, quảng bá, kích cầu du lịch trong và ngoài nước trong trạng thái bình thường mới; xây dựng các phương án, kế hoạch phòng, chống lụt, bão, tăng cường kiểm tra các công trình, hồ đập, bảo đảm an toàn cho người dân trước mùa mưa bão sắp đến. Vấn đề tiêm chủng vắc-xin ngừa COVID-19 cần đặc biệt quan tâm...”, ông Nguyễn Văn Phương lưu ý.

Bài, ảnh:  Lê Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lấy mục tiêu tăng trưởng làm trọng điểm

Những kết quả phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) đạt được trong năm 2024 là nền tảng vững chắc để Huế khẳng định vị thế ngay trong năm đầu tiên trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Lấy mục tiêu tăng trưởng làm trọng điểm
Ngân hàng Thế giới: Các nền kinh tế đang phát triển sẽ đối mặt nhiều thách thức trong tương lai

Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (World Bank), các nền kinh tế đang phát triển - chiếm 60% tăng trưởng toàn cầu - được dự đoán sẽ có triển vọng tăng trưởng dài hạn yếu nhất kể từ năm 2000. Ngay cả khi nền kinh tế toàn cầu ổn định trong 2 năm tới, các nền kinh tế đang phát triển dự kiến sẽ tiến triển chậm hơn trong việc bắt kịp mức thu nhập của các nền kinh tế tiên tiến.

Ngân hàng Thế giới Các nền kinh tế đang phát triển sẽ đối mặt nhiều thách thức trong tương lai
Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn để giải quyết nguy cơ cháy rừng gia tăng

Kể từ ngày 7/1, khi các vụ cháy rừng nghiêm trọng hoành hành khắp khu vực Los Angeles (Mỹ), hơn 100.000 người đã phải tuân theo lệnh sơ tán bắt buộc. Ước tính ban đầu cho thấy, tổn thất được hưởng bảo hiểm có thể lên tới 20 tỷ USD và tổng thiệt hại kinh tế có khả năng sẽ chạm mốc 57 tỷ USD.

Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn để giải quyết nguy cơ cháy rừng gia tăng
Điểm sáng trong mô hình trồng hoa Tết

Với điều kiện thổ nhưỡng tốt và khí hậu ôn hòa, huyện A Lưới đang trở thành điểm sáng trong phát triển mô hình trồng các loại hoa xứ lạnh như hoa ly, tulip và nhiều giống hoa kiểng khác. Các loại hoa này được người tiêu dùng ưa chuộng, đặc biệt trong dịp tết Nguyên đán.

Điểm sáng trong mô hình trồng hoa Tết

TIN MỚI

Return to top