ClockThứ Ba, 16/10/2018 08:43

Lãi suất cho vay khó giảm trước nhiều áp lực

Thời gian gần đây, một số ngân hàng thương mại (NHTM), kể cả ngân hàng lớn dù còn dư dả room tín dụng nhưng vẫn tăng lãi suất huy động để đáp ứng nguồn vốn cuối năm. Điều này càng gây sức ép lên lãi suất cho vay mà các doanh nghiệp ngóng chờ hạ kể từ đầu năm.

“Biến tướng” cho vay không cần thế chấpHướng dẫn cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay nhà ở xã hộiCơ cấu lại nợ và cho vay mới để khôi phục sản xuấtNgân hàng Nhà nước nên học Fed cách điều hành lãi suấtDồn dập hạ lãi suất cho vay, lợi nhuận ngân hàng có giảm?

Doanh nghiệp ngóng đợi lãi vay giảm để chi phí sản xuất hạ. Ảnh minh họa: Hoàng Nguyên/TTXVN.

Mới đây, Vietcombank chính thức áp dụng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1-2 tháng ở mức 4,4%/năm (tăng 0,1%/năm so với trước); kỳ hạn 3 tháng là 4,8%/năm và kỳ hạn 6 tháng là 5,5%/năm (tăng 0,2%/năm). Trước đó, một số ngân hàng nâng lãi suất cho vay VND như: Agribank tăng thêm 0,2% kỳ ngắn hạn và trung dài hạn thêm 0,7- 1,3%/năm...

Giới ngân hàng nhận định: Đồng USD trong xu hướng tăng giá nên nhiều NHTM đã điều chỉnh lãi suất huy động tiền VND để tránh việc khách hàng rút tiền VND chuyển sang đầu cơ USD hoặc qua các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán… Bên cạnh đó, do đang vào mùa vụ kinh doanh của doanh nghiệp nên nhu cầu vốn gia tăng cuối năm. Vì vậy, các ngân hàng đã huy động vốn bằng việc tăng lãi suất tiên gửi.

“Sức ép huy động vốn còn đến từ yêu cầu phải thực hiện lộ trình giảm dần tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, trước mắt là từ tháng 1/2019 sẽ giảm từ 45% xuống còn 40% của các tổ chức tín dụng. Ngoài ra việc FED tăng lãi suất cũng tạo áp lực buộc các ngân hàng phải nâng lãi suất để giữ tiền VND”, TS Nguyễn Trí Hiếu nói.

Hiện mặt bằng lãi suất huy động VND phổ biến ở mức 0,6%- 1,0%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,3%- 5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,3%- 6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,5%- 7,3%/năm.

Lãi suất cho vay VND phổ biến khoảng 6%- 9%/năm đối với ngắn hạn và 9% - 11%/năm đối với trung và dài hạn; đối với khách hàng tốt, lãi suất cho vay ngắn hạn từ 4%- 5%/năm.

Đánh giá về động thái tăng lãi suất của các NHTM thời gian gần đây, TS. Đặng Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng- Tài chính (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) cho rằng: Xu thế tăng lãi suất này chủ yếu mang tính mùa vụ do thời điểm gần cuối năm, doanh nghiệp tăng nhu cầu vốn cho sản xuất và kinh doanh. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng cần có vốn để gia tăng thanh khoản trước dịp Tết. Vì vậy, các ngân hàng nâng lãi suất để thu hút tiền nhàn rỗi. “Xu thế tăng lãi suất theo tính mùa vụ cuối năm thường sẽ sớm kết thúc trong những tháng đầu năm sau”, ông Tuấn nói.

Tuy nhiên, ông Tuấn cũng nhận định: Việc tăng lãi suất gần đây của các ngân hàng cũng phần nào chịu sự tác động từ động thái tăng lãi suất của FED và động thái này có tác động tích cực, giúp hạn chế đà giảm giá của VND so với USD.

Theo chuyên gia ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu, mặt bằng lãi suất huy động khó giảm vào cuối năm và dù mức tăng không quá cao song sẽ tác động lên lãi suất đầu ra. Đặc biệt, Chỉ thị số 04 /CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước đã nêu rõ kiểm soát tốc độ tăng trưởng và chất lượng tín dụng chặt chẽ, đặc biệt là cho vay các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như: bất động sản, BOT, chứng khoán, cho vay tiêu dùng…sẽ tiếp tục là những yếu tố được thị trường đánh giá gây áp lực lên lãi suất.

"Trong Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý III vừa qua, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cũng đưa ra cảnh báo lạm phát năm 2018 khó đạt mục tiêu 4%, lo ngại về lạm phát năm 2019 vượt mức 4%. Giá xăng được điều chỉnh liên tục kéo theo sự leo thang của giá cả hàng hoá khi chi phí vận chuyển tăng. Thêm nữa, sự thay đổi về thuế bảo vệ môi trường khi “1.000 đồng thuế tăng vào giá xăng có thể khiến tỷ lệ lạm phát trong vòng 1 năm tới tăng 1,6 điểm % trong bối cảnh giá nhiên liệu thế giới giữ mức cao. Áp lực lạm phát tăng cao chắc chắn sẽ gây áp lực lên lãi suất", VEPR nhận định.

Theo dự báo của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), do áp lực lạm phát gia tăng và mức lãi suất liên ngân hàng ở tất cả các kỳ có xu hướng hồi phục theo biến động của tỷ giá nên lãi suất sẽ tiếp tục tăng nhẹ trong quý IV/2018.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngân hàng “chạy đua” tăng lãi suất

Cuối năm âm lịch, nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao. Vì thế, để đáp ứng nguồn vốn cho thị trường, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động.

Ngân hàng “chạy đua” tăng lãi suất
Có cách chi giúp dân bài trừ…

Suốt mấy tuần rồi, không thấy mặt anh bạn hàng xóm, chỉ mình chị vợ với 2 đứa con, hết cho đứa này ăn lại quay sang chở đứa khác đi học. Cứ nghĩ anh bạn đi công tác hoặc có việc gia đình dưới quê nên tôi cũng chẳng để tâm.

Có cách chi giúp dân bài trừ…
Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng

Trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao dịp cuối năm, nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Song cùng với đó, để thúc đẩy tín dụng, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng phải tìm cách tiết giảm chi phí, nỗ lực giữ ổn định lãi suất cho vay.

Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng
Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai nhiều chương trình tín dụng hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng và các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh. Đó là khẳng định của ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh tại hội nghị đối thoại, kết nối ngân hàng, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn chiều 14/11.

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

TIN MỚI

Return to top