ClockThứ Ba, 21/03/2023 14:02

Không dừng lại ở những cuộc thi

TTH - “Di sản, văn hóa và con người Thừa Thiên Huế” là chủ đề cuộc thi bút ký diễn ra từ 4/3 đến 15/10/2022, do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức, thu hút 51 tác giả với 70 tác phẩm dự thi, nhằm tuyên truyền, quảng bá về mảnh đất, con người của địa phương đang ra sức xây dựng, phát triển xứng tầm là môt trung tâm văn hóa - du lịch của đất nước. Ban tổ chức, Ban giám khảo lựa chọn 19 bút ký tiêu biểu in thành tập sách có tên chủ đề, với lời giới thiệu, đánh giá toàn diện, được Nhà xuất bản Thuận Hóa xuất bản và phát hành đầu năm 2023. Lướt qua tập sách, tôi có đôi chút băn khoăn, muốn được trải lòng.

“Di sản, văn hóa và con người Thừa Thiên Huế”

leftcenterrightdel
 Ban tổ chức cuộc thi trao giải cho các tác giả đoạt giải. Ảnh: Phương Anh

Trước hết, hẳn ai nấy đều đồng tình với ý kiến của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường: “Văn hóa làng vốn là yếu tố căn bản thiết lập nên tính cách Huế: dù cách xa Huế bao đời, người Huế vẫn gắn bó mật thiết với ngôi làng nơi tổ tiên họ sinh ra, sống bằng chất dinh dưỡng của văn hóa làng, thí dụ giai điệu nuôi dưỡng một đời người: từ bài hát ru lúc chào đời đến điệu hò vĩnh biệt lúc nhắm mắt, tất cả đều là tiếng hát của những ngôi làng”…(“Tính cách Huế”, in trong tập Huế - Di tích và Con người, NXB Thuận Hóa, 1995, tr.7). Hội văn nghệ dân gian tỉnh tiến hành thu thập tài liệu, nghiên cứu, vinh danh làng văn vật của đất Thần kinh, được NXB Thuận Hóa lần lượt cho ra mắt bạn đọc qua các năm 2017, 2018, 2019.

Nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh, chủ biên công trình, bày tỏ: “Tất cả là tấm lòng của những người con Thừa Thiên Huế dâng lên các thế hệ tổ tiên đã theo tiếng gọi của các vương triều Trần, Hồ, Lê, Nguyễn mở cõi về phương Nam để tăng cường tiềm lực cho Hóa Châu. Và cũng là món quà tinh thần dành cho những ai yêu mến, nặng lòng với làng quê”. Tiếc thay, trong tập sách không có bất cứ ngôi làng văn vật nào xuất hiện! Một vùng đất có chiều dài lịch sử trên 700 năm mà chỉ có “hai vùng văn hóa thẩm mỹ… là vùng sông nước đầm phá Tam Giang, hoặc làng quê ven biển, và vùng thứ hai là không gian văn hóa sinh thái của làng quê với những phong tục, tập quán của người dân miền cao A Lưới” (Phạm Phú Phong, sđd, tr.9) góp mặt trong tuyển tập không hợp lý chút nào. Có thể thời gian ngắn hay thông tin về cuộc thi chưa lan tỏa rộng rãi, nhiều đối tượng thiếu tự tin, chẳng dám thử sức, nên số lượng người dự thi và mảng đề tài phản ánh còn bó hẹp, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc thi; bởi như nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh khẳng định: “Viết về làng quê cặn kẽ nhất phải là những người đã sinh trưởng ở nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình, đã trải qua bao nhiêu năm tháng gắn bó với làng và còn đọng lại biết bao kỷ niệm khắc sâu trong trí tưởng” (Lời giới thiệu Làng văn vật TTH, tập 1, NXB TH, 2017, tr.7).

Mặt khác, có lẽ một số tác giả còn lạ lẫm, bỡ ngỡ với thể loại dự thi. Tại chuyên đề “Ký và tiểu luận (ét-xe)”, thầy Hoàng Ngọc Hiến khái quát: “ký là một thuật ngữ được dùng để gọi tên một thể loại văn học bao trùm nhiều “thể” hoặc “tiểu loại”: bút ký, hồi ký, du ký, ký chính luận, phóng sự, tùy bút, tản văn, tạp văn, tiểu phẩm (ét-xe)…, với các đặc trưng: là thể loại nằm giữa báo chí và văn học, là “sự hợp nhất giữa truyện và nghiên cứu”, là “Sự nhức nhối của trí tuệ” (Văn học… gần và xa, NXB Giáo dục, 2003, tr.122).

Thành viên Ban giám khảo - thầy Phạm Phú Phong - giải thích cặn kẽ hơn: … “có ít nhất hơn mười tiểu loại, tương đối phổ biến trong cả văn chương nghệ thuật và văn chương thông tấn, ở cả hai loại thể tự sự và trữ tình: ghi chép, truyện ký, ký sự, hồi ký, nhật ký, phóng sự, du ký (tự sự), tùy bút, tản văn, ngẫu văn, tạp văn, tạp cảm, nhàn đàm (trữ tình) mà bút ký chỉ là một tiểu loại đặc biệt, có sự giao thoa giữa tự sự và trữ tình”. Qua đó, Ban giám khảo đánh giá “về nghệ thuật, những tác phẩm tham dự giải lần này, không hẳn tác phẩm nào cũng thể hiện rõ đặc trưng của nghệ thuật bút ký, mà nhiều khi có sự dung hợp, xuyên thấm, giao thoa hoặc xâm nhập về đặc trưng của nhiều tiểu loại, mà đôi khi người viết cũng không quan tâm một cách đầy đủ” (sđd, tr.9-10).

Cây bút ký có “rất nhiều ánh lửa” với những “Hoa trái quanh tôi”, “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, “Sử thi buồn” - nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường - nhận định: “Trong cái sản phẩm trí tuệ con người được gọi là văn học, tuổi của ký xem ra cũng gần bằng thi ca, và cũng giống như thi ca, cho đến bây giờ, nó vẫn giữ được sức trẻ trung, khỏe mạnh… Cái gì đã giúp ký tồn tại vượt qua cuộc thử thách dài đằng đẵng dường ấy, nếu tự thân nó không đáp ứng được yêu cầu bản chất nào đó của nghệ thuật…” (Một vài suy nghĩ về thể ký, in trong Trong mắt tôi, NXB Hà Nội, 2001, tr.142).

Từ thế kỷ XVI, Dương Văn An trong Ô châu cận lục, nhận xét về phong tục xứ Thuận Hóa “Thói xấu cũ còn nhiều, giáo hóa mới vẫn ít” mà Hoàng Phủ Ngọc Tường cho rằng đó là tính bảo thủ về văn hóa. Biết đâu vì thế mà bao di sản văn hóa vật thể, phi vật thể ở các ngôi làng văn vật còn bảo lưu hầu như nguyên vẹn cần sớm khám phá, trình làng bằng những bút ký thực sự, đủ sức lay động lòng người, phát huy sức mạnh nội sinh của thể ký.

Cũng theo Hoàng Phủ Ngọc Tường, “chính là nhờ biết nhìn các di tích bằng đôi mắt chăm chú, con người có thể sống lại chuỗi thời gian xa xăm đầy những biến cố kỳ lạ đã dệt thành tấm vải vĩnh hằng của hiện hữu gọi là lịch sử, con người hưởng thụ được những hoa văn rực rỡ của trí tuệ gọi là cái đẹp, tiếp thu những kinh nghiệm sống quý báu mà những thế hệ xa xưa đã tạo nên gọi là văn hóa… Ý thức cội nguồn, chân lý lịch sử và lòng biết ơn tổ tiên truyền đạt qua những di tích, di vật thấy được là một niềm hạnh phúc vô hạn nuôi dưỡng những phẩm chất cao quý nơi mỗi con người” (sđd, tr.169).

Mong sao, cùng chủ đề “Di sản, văn hóa và con người” không dừng lại ở những cuộc thi, thời gian tới, bạn đọc trong và ngoài tỉnh đón nhận nhiều bút ký viết về Cố đô, tiếp bước các bậc cha anh làm rạng danh quê hương.

Hà Xuân Huỳnh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Áp lực của học sinh từ các cuộc thi

Việc tổ chức các cuộc thi cho học sinh không chỉ giúp nâng cao sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực mà còn góp phần giáo dục toàn diện cho các em.

Áp lực của học sinh từ các cuộc thi
Nhiều tác phẩm về tinh thần cách mạng tuổi trẻ giành giải cuộc thi "Trang sách thay đổi đời tôi"

Sáng 23/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi viết “Trang sách thay đổi đời tôi” và Cuộc thi video clip với chủ đề “Lịch sử Việt Nam” năm 2024. Theo đó, nhiều giải cao của Cuộc thi viết trên đã được trao tặng các tác phẩm "kinh điển" về tinh thần cách mạng của người trẻ như "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" hay "Thép đã tôi thế đấy".

Nhiều tác phẩm về tinh thần cách mạng tuổi trẻ giành giải cuộc thi Trang sách thay đổi đời tôi
Trao giải 3 cuộc thi về lực lượng vũ trang Thừa Thiên Huế

Ngày 17/12, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức tổng kết, trao giải 3 cuộc thi: Sáng tác ca khúc về truyền thống, sáng tác logo truyền thống Lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh và cuộc thi viết “Xây dựng nền quốc phòng toàn dân” tỉnh lần thứ 3, năm 2024; đồng thời, công bố phim tài liệu về lịch sử truyền thống LLVT tỉnh.

Trao giải 3 cuộc thi về lực lượng vũ trang Thừa Thiên Huế
Lan tỏa vẻ đẹp Huế từ hộ chiếu du lịch

Ngành du lịch Huế đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động du lịch, tăng trải nghiệm cho du khách khi đến Huế. Sau thành công của hoạt động ra mắt hộ chiếu du lịch Huế - Hue City Passport 2023, ngành du lịch Huế đang đẩy mạnh việc tổ chức các hoạt động lan tỏa vẻ đẹp Huế từ hộ chiếu du lịch.

Lan tỏa vẻ đẹp Huế từ hộ chiếu du lịch

TIN MỚI

Return to top