ClockThứ Ba, 22/11/2022 15:19

Khai thác phân khúc “chất lượng thấp”

TTH - Bộ Công thương cho biết, năm 2021, Việt Nam nhập khẩu gần 1 triệu tấn gạo.

Đề xuất sửa đổi Nghị định107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạoXuất khẩu gạo của cả nước có thể đạt 7 triệu tấn trong năm nay

Việc nhập khẩu gạo có thể ảnh hưởng tới an ninh lương thực. Ảnh: tuoitre.vn

Một đất nước xuất khẩu gạo nhiều như Việt Nam mà vẫn phải nhập khẩu gạo. Nhiều người tỏ ra ngạc nhiên về thông tin này. Tuy nhiên, theo người viết, điều này chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả. Đơn giản là vì, gạo cũng là một mặt hàng bình thường, có xuất, có nhập như nhiều mặt hàng khác (nếu có khác là những thỏa thuận về hạn ngạch). Nhìn chung đây là sự điều tiết của thị trường. Chúng ta xuất và xuất được là những mặt hàng thế giới cần. Và chúng ta nhập chính là những mặt hàng thị trường trong nước cần. Trái cây của chúng ta xuất sang thị trường Trung Quốc rất lớn, nhưng ngược lại cũng nhập nhiều loại trái cây từ thị trường này. Tương tự là những thị trường khác.

Nếu có điều gì đáng ngạc nhiên chính là, từ một thủ phủ lúa gạo, là Việt Nam chúng ta với nhiều chủng loại và chất lượng, ngay như gạo ngon nhất nhì thế giới chúng ta vẫn có, nhưng vẫn “có cửa” để hàng ngoại cạnh tranh. Điều băn khoăn chính là ở chỗ này, chúng ta chưa tận dụng tốt thị trường trong nước.

Thì ra, chủng loại gạo chúng ta nhập khẩu chủ yếu là “để làm bún, bánh, thức ăn chăn nuôi, sản xuất bia, rượu…” (theo Bộ Công thương), tức là chủng loại gạo chất lượng thấp. Với mặt hàng lúa gạo, đã thỏa nhu cầu tiêu dùng trong nước, lại còn thừa một lượng lớn để xuất khẩu, thế mà chất lượng gạo thấp cấp để đáp ứng thị trường trong nước để “làm bún, bánh, thức ăn chăn nuôi, sản xuất bia, rượu…” thì lại thiếu? Nhưng thật sự có phải như vậy?

Chúng ta “dàn trận” lúa gạo trong nước như “mắc cửi” mà vẫn để “lọt lưới” thì có mấy khả năng xảy ra. Một là chủng loại và thứ hạng gạo mà nước ngoài cạnh tranh được trong ngay thị trường chúng ta, mà cụ thể ở đây là gạo chất lượng thấp, có vẻ như chúng ta tiên đoán được nhu cầu thị trường. Hai là chúng ta có đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước về chủng loại này, nhưng vì cách thức tổ chức bán hàng của chúng ta không tốt.

Với một nền canh tác nông nghiệp như chúng ta hiện nay, cạnh tranh yếu với những sản phẩm gạo chất lượng cao tưởng mới khó, chứ nay cạnh tranh với gạo chất lượng thấp cũng khó thì quả là điều đáng ngạc nhiên. Điều này thật sự là một băn khoăn trong cách thức tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của ngành lúa gạo của chúng ta.

Bộ Công thương đang dự thảo sửa nghị định để quản lý và điều tiết việc xuất, nhập khẩu gạo, làm sao cho việc quản lý tốt hơn lên đó là việc của bộ. Nhưng qua việc này nó cũng cho chúng ta thấy một cơ hội – sản phẩm gạo để cung ứng cho thị trường làm “bún, bánh, thức ăn chăn nuôi, sản xuất bia, rượu…”  là một thị trường còn rất lớn và nhiều tiềm năng. Trong khi chúng ta xuất khẩu chừng 6 triệu tấn nhưng nhập khẩu gần 1 triệu tấn, tức là tỷ lệ chiếm đến mười mấy phần trăm. Quả là một thị trường đầy tiềm năng. Rất cần mổ xẻ cặn kẽ nguyên nhân để tìm ra cách thức cạnh tranh ở phân khúc này.

Nhân đây xin kể một câu chuyện liên quan đến sản xuất lúa gạo. Tôi có quen thân một anh nông dân ở xã Hương Toàn (Hương Trà). Anh vẫn sản xuất lúa khang dân, giống lúa này cho năng suất cao nhưng chất lượng thì không cao mấy. Hỏi sao anh không sản xuất các loại lúa có chất lượng cao hơn để bán được giá cao hơn. Anh bảo, làm loại này bán nhanh, tuy giá thấp hơn nhưng năng suất cao, bù qua bù lại cũng như nhau. Anh cho biết thêm, người đi buôn chuộng mua là vì để bán cho người làm bún, bánh ngay trong xã, làng bún Hương Cần. Như thế, xem ra anh nông dân vừa kể cũng biết nắm bắt thị trường.

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1: Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

Huế được mệnh danh là “Thành phố vườn” với gần 100 nhà vườn, nhà rường cổ (gọi chung là nhà vườn Huế). Mỗi ngôi nhà vườn như một “Bảo tàng sống” chứa đựng những giá trị về văn hóa và đời sống lễ nghi, hương vị ẩm thực và phong cách ứng xử của người dân. Phát triển du lịch gắn với trùng tu và chống xuống cấp là giải pháp tối ưu nhằm giữ lại nhà vườn, giữ gìn bản sắc văn hóa và phát huy giá trị di sản Cố đô theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1 Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”
Kiểm soát chặt sản lượng khai thác khoáng sản

Hiện trên địa bàn tỉnh còn có 53 mỏ khai thác khoáng sản đang hoạt động, nhưng có 2 mỏ chưa lắp đặt trạm cân và camera tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực. Vì vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã yêu cầu 2 chủ mỏ này tạm dừng hoạt động khai thác.

Kiểm soát chặt sản lượng khai thác khoáng sản

TIN MỚI

Return to top