ClockThứ Tư, 18/08/2021 07:15

Giảm phí giao dịch ngân hàng điện tử: Thông điệp “ở nhà cùng bạn”

TTH - Sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có công văn yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng chính sách miễn, giảm phí dịch vụ, các TCTD trên địa bàn đã triển khai miễn, giảm phí giao dịch ngân hàng.

Cảnh báo lừa đảo qua giao dịch ngân hàng điện tửĐảm bảo an toàn ở các cây ATM

Giao dịch không dùng tiền mặt đang thể hiện được ưu thế

Đầu tháng 8, Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã triển khai chương trình giảm phí dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử lần thứ hai trong năm 2021. Theo đó, NAPAS giảm từ 50% đến 75% phí dịch vụ chuyển mạch và bù trừ so với mức phí hiện hành đến cuối năm 2021. Trên cơ sở đó, các ngân hàng đều đồng loạt triển khai các chương trình giảm, miễn phí giao dịch, giới thiệu các gói thanh toán, giao dịch với mức phí 0 đồng như một cách hỗ trợ và thu hút khách hàng.

Vietcombank được xem là ngân hàng khá “tiết kiệm” trong việc miễn, giảm các loại phí, thế nhưng mới đây, ngân hàng này cũng đã có động thái giảm hàng loạt loại phí dịch vụ trên toàn bộ các kênh: quầy giao dịch, ATM, ngân hàng số VCB Digibank, VCB_iB@nking và VCB Money cho các tất cả đối tượng khách hàng.

Với khách hàng cá nhân, Vietcombank giảm đến 80% phí chuyển tiền trong cùng hệ thống còn 1.000 đồng/giao dịch; giảm 25% phí chuyển tiền ngoài hệ thống xuống còn 4.000-6.000 đồng/giao dịch trên cả ngân hàng điện tử và ATM.

Trước đó, Vietcombank cũng ra mắt 4 gói tài khoản mới bao gồm: VCB Eco, VCB Plus, VCB Pro, VCB Advanced. Khi đăng ký các gói tài khoản này, khách hàng chỉ cần đóng 1 mức phí “trọn gói” cho các dịch vụ. Và khi duy trì số dư trên tài khoản thanh toán đáp ứng mức yêu cầu, khách hàng thậm chí sẽ không phải đóng phí duy trì gói hàng tháng.

Vietcombank cũng giảm đến 33% phí các gói tài khoản, áp dụng cho các gói tài khoản VCB Eco và VCB Plus, mức phí mới chỉ còn từ 7.000-20.000 đồng/tháng; giảm 17% phí rút tiền mặt tại ATM ngoài hệ thống Vietcombank xuống còn 2.500 đồng/giao dịch. Đối với khách hàng tổ chức, Vietcombank cũng giảm đến 50% phí chuyển tiền ngoài hệ thống.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) triển khai chuỗi chương trình "ở nhà cùng bạn" trong tháng 8 như: miễn 100% phí chuyển tiền online, quẹt thẻ hoàn tiền tới 6% tại lĩnh vực online hoặc tới 10% tại lĩnh vực siêu thị, cộng thêm 0,2% lãi suất khi gửi tiết kiệm trực tuyến.

Nhiều nhà băng khác cũng đã thực hiện miễn phí chuyển khoản cho khách hàng thực hiện giao dịch trực tuyến như Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Ngân hàng Quân đội (MB)…

Ngoài miễn giảm phí, các ngân hàng cũng triển khai tăng hạn mức cho các giao dịch trên ngân hàng điện tử. Việc làm này đã góp phần quan trọng giúp người dân hạn chế đi lại khi có nhu cầu giao dịch với khoản tiền lớn.

Đơn cử, Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcombank) mới đây đã triển khai nâng hạn mức chuyển khoản 24/7 từ 300 triệu đồng lên tối đa dưới 500 triệu đồng/giao dịch. Tính năng “đổi gói hạn mức giao dịch” trên PV Mobile Banking cũng hỗ trợ khách hàng tự động nâng hạn mức giao dịch mỗi ngày lên tới 3 tỷ đồng. Nhờ đó, các khách hàng có nhu cầu giao dịch với số tiền lớn có thể thực hiện dễ dàng, tiết kiệm thời gian và loại bỏ nhiều rủi ro tiềm ẩn khi phải trực tiếp giao dịch tại quầy trong tình hình dịch bệnh như hiện nay.

Lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh tỉnh thông tin, cùng với miễn, giảm phí giao dịch, Agribank cũng điều chỉnh tăng hạn mức giao dịch ở hầu hết các kênh Internet Banking. Trong đó, áp dụng hạn mức tối đa mỗi lần giao dịch dưới 500 triệu đồng và hạn mức tối đa trong ngày là dưới 1,5 tỷ đồng với phương thức giao dịch cơ bản có mã pin; đối với giao dịch với mã xác thực nâng cao hạn mức tối đa cho mỗi giao dịch sẽ là 1 đồng và tối đa trong 1 ngày là 10 tỷ đồng. Các khách hàng là tổ chức hạn mức tối đa giao dịch trong ngày lên đến 50 tỷ đồng. Riêng với kênh giao dịch trên Mobile Banking hạn mức tối đa giao dịch trong ngày được nâng lên đến 5 tỷ đồng đối với khách hàng chuyển tiền trong và ngoài hệ thống khi sử dụng với giao dịch với mã xác thực nâng cao.

Ngoài ra, các ngân hàng đều có áp dụng chính sách miễn phí với các giao dịch chuyển tiền ủng hộ Quỹ vắc-xin phòng, chống dịch COVID-19 như một cách chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

Bài, ảnh: Hoàng Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thu thuế thương mại điện tử 10%” là vi phạm pháp luật về thuế

Theo thông tin từ Cục Thuế thành phố Huế, hiện nay trên mạng xã hội xuất hiện mẫu thông báo có nội dung: “Từ 01/01/2025, cơ quan thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân để truy thu thuế thương mại điện tử. Cơ quan thuế sẽ đánh thuế hết tất cả các giao dịch có nội dung chuyển tiền là “mua – bán” để quyết định cưỡng chế, thu hồi thuế.

“Thu thuế thương mại điện tử 10 ” là vi phạm pháp luật về thuế
Ngân hàng “chạy đua” tăng lãi suất

Cuối năm âm lịch, nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao. Vì thế, để đáp ứng nguồn vốn cho thị trường, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động.

Ngân hàng “chạy đua” tăng lãi suất
Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường

Thương mại điện tử toàn cầu đã tăng trưởng đều đặn trong thập kỷ qua. Việc số hóa cuộc sống hiện đại cùng sự ra đời của các công nghệ mới đã hoàn toàn thay đổi hành vi mua sắm của người dân. Trong thập kỷ qua - đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch COVID-19, số lượng người mua hàng trực tuyến đã tăng với tốc độ chưa từng có, biến thương mại điện tử thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường
Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai nhiều chương trình tín dụng hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng và các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh. Đó là khẳng định của ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh tại hội nghị đối thoại, kết nối ngân hàng, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn chiều 14/11.

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

TIN MỚI

Return to top