ClockChủ Nhật, 12/04/2020 09:32

Thủy sản bị ảnh hưởng nặng bởi hạn, mặn

Tình trạng hạn, mặn tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay diễn ra sớm và nghiêm trọng hơn năm 2016 (một trong những năm hạn mặn lịch sử), ảnh hưởng lớn đến hoạt động nuôi trồng thủy sản. Chỉ riêng ở Bến Tre có hơn 3.000 ha ao nuôi tôm càng xanh xen canh, quảng canh và gần 1.500 ha ao nuôi cá tra, trê, mè đang bị ảnh hưởng...

Thủ tướng: Tuyệt đối không để xảy ra thiếu gạo trong mọi tình huốngVận động ủng hộ hạn hán, xâm nhập mặn và phòng, chống COVID-19Người có bệnh mạn tính không chủ quan vì tránh COVID-19Hạn hán, xâm nhập mặn diễn biến phức tạpChủ động đầu vụ đông xuân

Người dân vớt tôm chết do hạn mặn ở Bến Tre

Thách thức từ hạn, mặn

Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra nghiêm trọng trên toàn vùng ĐBSCL. Không chỉ Bến Tre, người dân các tỉnh khác đều đứng trước nguy cơ thiệt hại nặng nề về thủy sản.

Tại Cà Mau, bất lợi về thời tiết đã có những tác động mạnh đến nghề nuôi tôm. Xâm nhập mặn làm sức đề kháng của con tôm bị giảm, tạo điều kiện cho dịch bệnh phát sinh và gây hại trên diện rộng từ đầu vụ đến nay.

Theo lãnh đạo Sở Nông nghiêp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Cà Mau và Chi cục Chăn nuôi và Thú y Kiên Giang, tình trạng nắng nóng kéo dài từ đầu năm đến nay đã làm cho các vuông nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến, đặc biệt là các vùng nằm sâu trong nội đồng thiếu lượng nước lưu thông, trao đổi, khiến độ mặn trong vuông nuôi tăng trên 30‰, có nơi trên 40‰, nên tình trạng tôm chết bắt đầu xảy ra hàng loạt.

Còn theo người dân Bến Tre, đợt hạn mặn lịch sử 4 năm trước, người nuôi tôm chỉ bị ảnh hưởng nhẹ, không nhiều như năm nay. Nhiều hộ nuôi tôm khẳng định, nuôi tôm hơn 20 năm qua, nhưng đây là năm lần đầu tiên tôm chết nhiều như vậy.

Dù diện tích thả nuôi từ đầu vụ đến nay của tỉnh Sóc Trăng chỉ mới hơn 6.000 ha, nhưng hiện cũng đã ghi nhận có khoảng 115 ha tôm nuôi bị thiệt hại. Ông Đào Văn Bảy, Phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y Sóc Trăng cho biết: “Với diễn biến thời tiết và độ mặn như hiện nay, dịch bệnh ngày càng phát sinh và gây hại trên diện rộng. Vì vậy, ngay sau khi có kết quả quan trắc, ngành Nông nghiệp địa phương đều phải đưa ra các cảnh báo sớm để người nuôi kịp thời phòng trị”.

Ứng phó để giảm thiệt hại với thủy sản nuôi

Trước thực tế trên, Chi cục Thủy sản Bến Tre đã cử cán bộ đến các địa phương nắm tình hình, kịp thời hỗ trợ thông tin chuyên môn, để sớm có biện pháp giảm thiểu thiệt hại cho bà con.

Theo nhận định của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Kiên Giang, nguy cơ thiệt hại tôm nuôi do biến động môi trường, dịch bệnh, hạn mặn xâm nhập đang gia tăng. Do đó, chính quyền địa phương và cán bộ khuyến nông cơ sở đang tập trung khuyến cáo bà con thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống; tuyệt đối không xả nước ao tôm bệnh ra ngoài môi trường khi chưa xử lý tiêu diệt các .mầm bệnh.

Còn theo lãnh đạo Tổng cục Thủy sản, để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản trước hạn hán, xâm nhập mặn, ngành Nông nghiệp các tỉnh, thành phố trong khu vực cần chỉ đạo các đơn vị chức năng thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình thời tiết, thủy văn, hạn hán và xâm nhập mặn; tăng cường quan trắc môi trường, thông tin kịp thời, hướng dẫn các giải pháp phòng ngừa. Về lâu dài cần điều chỉnh cơ cấu sản xuất, mùa vụ của từng địa phương phù hợp.

Ngành Nông nghiệp các địa phương cũng cần hướng dẫn người nuôi thực hiện các giải pháp kỹ thuật ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn, như: Thường xuyên theo dõi chất lượng nước ao nuôi, chất lượng nguồn nước cấp, thực hiện các khuyến cáo và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; hạn chế thay nước, đặc biệt là khi nguồn nước cấp có độ mặn tăng cao; áp dụng mô hình nuôi ít thay nước, nuôi tuần hoàn khép kín, sử dụng chế phẩm vi sinh, sản phẩm xử lý môi trường… nhằm cải thiện chất lượng nước ao nuôi và gia cố, kè bờ ao chắc chắn, để tránh rò rỉ và ngăn thẩm lậu nước mặn từ bên ngoài vào ao nuôi.

Đối với loại hình nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè trên kênh, rạch, ven sông, khi nước bị nhiễm mặn, người dân cần báo cáo cấp có thẩm quyền và tạm di dời đến địa điểm phù hợp (nếu được phép) để hạn chế thiệt hại. Đặc biệt, Tổng cục Thủy sản yêu cầu người dân chỉ thả giống vụ mới khi đáp ứng đủ điều kiện về hạ tầng, trang thiết bị và nguồn nước có chất lượng phù hợp với thủy sản nuôi.

Trước tác động ngày một rõ nét của thời tiết, dịch bệnh, theo các chuyên gia, nuôi thủy sản cần chú trọng ứng dụng công nghệ cũng như các mô hình nuôi tân tiến (nuôi siêu thâm canh, nuôi ba giai đoạn…).

Theo baotintuc.vn

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt

Với mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi việc người dân đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt trên địa bàn, cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành chức năng của huyện Quảng Điền đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, khép kín địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt
Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản

Từ một hộ nông dân vốn nhiều khó khăn, nay ông Trương Ngọc Nhật ở xã Phú Gia, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi huyện Phú Vang đã vươn lên làm giàu chính đáng trên đất quê hương.

Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản
Thêm nguồn thức ăn nuôi trồng thủy sản an toàn

Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh đang tăng lên. Điều này kéo theo những vấn đề lo ngại về bệnh tật, nguồn thức ăn cho thủy sản, môi trường nước và các chi phí khác... Việc nghiên cứu thành công sản xuất và sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho một số loài thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh mở ra cơ hội mới và những lợi ích kinh tế, xã hội đi kèm.

Thêm nguồn thức ăn nuôi trồng thủy sản an toàn

TIN MỚI

Return to top