ClockThứ Năm, 26/07/2018 12:40

Sản xuất, kinh doanh phân bón kém chất lượng ngày càng tinh vi

Hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng vẫn diễn ra thường xuyên và ngày càng có phần tinh vi.

Theo số liệu từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hàng năm ngành trồng trọt Việt Nam có nhu cầu sử dụng hơn 11 triệu tấn phân bón và hơn 100.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật. Trong khi đó, Việt Nam lại chưa sản xuất được hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật hoặc thuốc bảo vệ thực vật kỹ thuật, nên nguồn này phải nhập khẩu 100% từ nước ngoài.

Việc sản xuất hàng giả, nhái ngày càng tinh vi hơn làm cho người dân khó nhận biết đâu là hàng thật, hàng giả. (Ảnh: Phan Ánh).

Năm 2017, Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 100.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật từ nước ngoài; về phân bón, ngoài 735 cơ sở sản xuất phân bón đủ điều kiện hoạt động còn có 200 hồ sơ đang đề nghị cấp giấy chứng nhận. Việc có nhiều công ty sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này là điều kiện làm cho thị trường phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng luôn diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương trên cả nước.

ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước, một năm canh tác tới 3 vụ lúa; bên cạnh đó là việc trồng rau màu quanh năm và hàng trăm ngàn ha vườn cây ăn trái... do đó, hàng năm cần một lượng phân bón rất lớn, nên vấn đề phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng luôn là nỗi lo thường trực của nông dân nơi đây. Bởi khi sử dụng phải hàng giả, hàng kém chất lượng người nông dân vừa mất tiền, vừa ảnh hưởng đến cây trồng...

Thực tế trong thời gian qua, tình hình sản xuất, buôn bán gian lận và hàng giả trong lĩnh vực phân bón, thuốc bảo vệ thực vật luôn diễn biến rất phức tạp và ngày càng tinh vi hơn.

Do lợi nhuận từ hàng giả, hàng nhái rất lớn, nên một số cơ sở sản xuất, kinh doanh, lợi dụng thị trường rộng lớn của các mặt hàng này, lợi dụng sự kém hiểu biết và tâm lý ham giá rẻ của người dân... đã đưa ra nhiều hình thức quảng cáo, khuyến mãi hấp dẫn (trích khấu, cho nợ gối đầu)...tung ra nhiều "chiêu trò" đánh lừa người tiêu dùng nhằm buôn bán phân bón thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc trục lợi bất chính; gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, sức khỏe nhân dân và cả các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước sử dụng một lượng lớn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. (Ảnh: Phan Ánh).

Theo ngành chức năng, ngoài nguyên nhân người tiêu dùng thiếu thông tin về lĩnh vực này, thì còn một số nguyên nhân làm cho hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn còn tồn tại như thời gian qua. Đó là việc bất cập trong cấp phép, việc quản lý các quy chuẩn hợp quy do nhiều cơ quan quản lý nhưng không ai chịu trách nhiệm chính; nhiều bộ, ngành, địa phương tham gia nhưng công tác phối hợp thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ...

Theo số liệu từ Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, trong 4 tháng đầu năm nay, các địa phương và lực lượng chức năng trên cả nước chỉ mới rà soát, thanh tra, kiểm tra được khoảng 1.400 vụ, tiến hành xử lý 306 vụ vi phạm trong lĩnh vực phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; xử phạt hành chính hơn 2,7 tỷ đồng. Đây chỉ là con số khá thấp so với thực tế.

Ông Nguyễn Văn Sanh, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường, Chánh Văn phòng Thường trực ban chỉ đạo 389 thành phố Cần Thơ cho biết, khó khăn là khi lấy mẫu và có dấu hiệu vi phạm thì cơ quan chức năng chưa có thẩm quyền giữ mẫu. Thời gian kiểm nghiệm mẫu thì kéo dài, kết quả trả mẫu chậm.

"Khi có kết quả lấy mẫu thì lượng hàng hoá đã đưa ra tiêu thụ ngoài thị trường... Hoặc lấy mẫu phân bón lần thứ nhất không đạt. Doanh nghiệp khiếu nại yêu cầu thử mẫu lại lần hai thì đạt, nên chúng tôi không xử lý được", ông Nguyễn Văn Sanh cho biết.

Theo ông Đàm Thanh Thế, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, để công tác phòng, chống, ngăn chặn đạt hiệu quả cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ.

Các đơn vị chức năng có liên quan trong lĩnh vực này cần phối hợp rà soát, đánh giá những bất cập, chồng chéo trong các quy định của pháp luật về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; quan tâm xem xét, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc thuốc bảo vệ thực vật chân chính; đề xuất, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về phân bón, thuốc thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với tình hình thực tiễn; Chính phủ, các bộ, ngành chức năng có cơ chế chính sách hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất phân bón hữu cơ, khuyến khích nông dân đẩy mạnh sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc thuốc bảo vệ thực vật sinh học...

"Để từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng, rất cần tuyên truyền rộng rãi đối với người dân về những sản phẩm đảm bảo yêu cầu, chất lượng, phân biệt được hàng kém chất lượng, hàng giả để người tiêu dùng phòng tránh", ông Đàm Thanh Thế nêu rõ.

Cùng với đó, thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, buôn bán mặt hàng này; phát huy sức mạnh tổng hợp của xã hội, đặc biệt là nâng cao nhận thức của người dân để kịp thời phát hiện, lên án, tẩy chay các mặt hàng kém chất lượng.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Baosteel Huế cùng hành trình 10 năm phát triển và đóng góp

Công ty TNHH Baosteel Can Making (Huế Việt Nam) được nhận giấy chứng nhận đầu tư do Ban Quản lý Khu Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cấp (nay là Ban Quản lý Khu Kinh Tế, Công nghiệp TP. Huế) vào ngày 18/6/2015. Nhà máy được đặt tại Lô B-13, Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài, phường Phú Bài, TX. Hương Thủy, TP. Huế. Đây là doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài (tổng vốn đầu tư là 84.833.300 USD) với ngành nghề đặc thù - ngành sản xuất lon nhôm duy nhất tại TP. Huế đến nay.

Baosteel Huế cùng hành trình 10 năm phát triển và đóng góp
Dự án Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors Huế:
Giải phóng mặt bằng đảm bảo lợi ích hợp lý cho người dân

Chính quyền địa phương cùng nhà đầu tư đã nhiều lần ngồi lại, tìm giải pháp hướng đến lợi ích cho người dân trên cơ sở đúng pháp luật khi tiến hành giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors Huế. Bên cạnh đó, vẫn rất cần sự đồng thuận của người dân để tháo gỡ vướng mắc, đáp ứng tiến độ.

Giải phóng mặt bằng đảm bảo lợi ích hợp lý cho người dân
Đồng Lâm chủ động các kế hoạch sản xuất ngay từ đầu năm

Năm 2025, Nhà máy xi măng Đồng Lâm phấn đấu sản xuất và tiêu thụ 1,5 triệu tấn clinker và hơn 1,4 triệu tấn xi măng. Để đạt kết quả này, Công ty CP xi măng Đồng Lâm triển khai nhiều giải pháp về nguồn cung nguyên liệu, đổi mới công nghệ và bước đầu đã đem lại kết quả tích cực.

Đồng Lâm chủ động các kế hoạch sản xuất ngay từ đầu năm

TIN MỚI

Return to top