ClockThứ Tư, 19/08/2020 15:29

Phát triển kinh tế bằng mô hình nuôi cá chình

TTH - Sinh ra trong gia đình thuần nông, anh Lê Quang Cao ở thị trấn Sịa (Quảng Điền) nhận thấy những ưu ái về thiên nhiên, cũng như khí hậu của mảnh đất quê hương mang lại, tìm hiểu nhiều mô hình kinh tế làm giàu tiêu biểu ở khắp mọi miền đất nước, anh quyết định phát triển kinh tế bằng mô hình nuôi cá chình.

Làm hang nuôi cá chìnhThử nghiệm thành công sinh sản nhân tạo cá ong bầu

Lê Quang Cao bỏ ra hơn 500 triệu đồng để chuyển giao công nghệ từ các chuyên gia. Đồng thời, mạnh dạn đầu tư cho mô hình nuôi cá chình với số tiền 7 tỷ đồng, quy mô hồ nuôi cá trên 4 ha. Ở diện tích này, ban đầu anh nhập về 157.000 con cá giống, với kích thước chỉ bằng sợi tóc (vì là giống cá đặc thù nên anh phải nhập từ các tỉnh phía nam và được vận chuyển về trong ngày bằng đường hàng không).

Trong những ngày đầu thả cá, do thời tiết nắng nóng, kết hợp với khí độc trong đất, nước bị phèn chua và nổi tảo đã làm cho cá giống của anh bị chết hơn 80%; chỉ còn lại khoảng 20.000 con cá giống. Dù bước đầu không suôn sẻ, nhưng bằng ý chí quyết tâm của bản thân, anh đã không ngừng học hỏi, nghiên cứu những kĩ thuật nuôi cá chình ở nhiều vùng miền khác nhau; đồng thời thuê thêm các chuyên gia, kỹ sư về thủy sản tham vấn cho anh về bệnh trên cá cũng như các biện pháp để phòng ngừa các dịch bệnh. Vì thế mô hình nuôi cá chình của anh ngày càng được củng cố.

Qua nghiên cứu thị trường anh biết được, cá chình là loài cá chống chịu dịch bệnh tốt, mang lại lợi nhuận kinh tế cao, với giá bán từ 430 - 450 nghìn đồng/kg. Nắm bắt được xu thế đó của thị trường, khởi đầu anh nhập hàng ngàn con cá giống để nuôi. Đến nay, số cá giống đã tăng gấp đôi gấp ba, không những thế anh còn mở rộng ra xuất bán cá giống cho những cá nhân, công ty có nhu cầu.

Đảm bảo quá trình nuôi cá, hạn chế những rủi ro thấp nhất, anh đưa ra những yêu cầu khắt khe đối với từng giai đoạn nuôi trồng. Đối với nước trong hồ cá, để đảm bảo cá sinh trưởng và phát triển tốt, vào mùa nắng hạn chế sự sinh sôi của tảo và các vi sinh vật gây hại, khoảng từ 10-15 ngày anh tiến hành thay nước một lần.

Thức ăn của cá chình cũng phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn hàm lượng. Đối với cá con ban đầu khi nhập về, anh phải mua trùn chỉ cho cá ăn vì cá rất nhỏ, lớn dần thì anh bắt đầu cho ăn bột, ấu trùng, trùn quế. Sau một thời gian khoảng 3-4 tháng thì có sự thay đổi thức ăn và khẩu phần ăn của cá, thức ăn chính của cá lúc này là cá rô phi xay cộng với 10% bột.

Trong mỗi giai đoạn nuôi, lượng thức ăn được tùy chỉnh theo sự phát triển của cá, thức ăn sẽ được tăng dần đều cho đến khi xuất bán. Chính những yêu cầu mang tính khắt khe cao, mà anh hạn chế được rủi ro, cá phát triển và sinh sôi đồng đều, dịch bệnh cũng khá ít trên cá.

Tuy đi vào hoạt động đã hơn hai năm, chưa thu hoạch cá chình thương phẩm. Nhưng anh Cao vẫn khẳng định rằng, với số lượng cá giống và tốc độ phát triển như hiện tại thì vào lần xuất bán đầu tiên, số tiền ước tính mang về cho anh khoảng 4-5 tỷ đồng. Ý tưởng phát triển kinh tế của anh Cao, không chỉ giúp mang lại nguồn lợi kinh tế cho gia đình, mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương, đồng thời tạo động lực cho các cá nhân, tổ chức có ý chí vươn lên làm giàu, học hỏi và noi theo.

Ông Lê Thanh, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Sịa đánh giá về mô hình nuôi cá chình của anh Lê Quang Cao: “Đây là mô hình phát triển kinh tế mới tại địa phương. Dù mô hình chỉ mới đưa vào hoạt động không lâu và vẫn chưa thu lại lợi nhuận, nhưng hứa hẹn sẽ mang lại kinh tế cao và có thể nhân rộng, phát triển trên địa bàn thị trấn, cũng như là các địa phương lân cận”. Ông Thanh cũng chia sẻ: “Anh Cao là một trong những hội viên nông dân, mạnh dạn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và bỏ ra mức đầu tư rất lớn trong việc phát triển mô hình kinh tế mới. Để hỗ trợ cho mô hình của anh Cao cũng như thực hiện tốt công tác vận động, hỗ trợ bà con có ruộng hoán đổi, Hội Nông dân thị trấn đã tạo điều kiện, xin nguồn vay vốn ở quỹ hỗ trợ nông dân của tỉnh, hỗ trợ đầu tư cho anh Cao số tiền 500 triệu đồng, với lãi suất 0,7%; đồng thời cho anh Cao thuê đất dài hạn với hợp đồng 10-20 năm để thực hiện mô hình”.

Ngọc Phương - Hoàng Yến

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

Chiều 9/1, Ban quản lý (BQL) các khu kinh tế, công nghiệp thành phố Huế tổ chức tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương dự, chỉ đạo hội nghị.

Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

TIN MỚI

Return to top