ClockThứ Sáu, 21/02/2020 11:24

Nông dân cần tạo ra những mô hình trồng trọt mới

TTH.VN - Người dân chưa chịu chuyển đổi cây trồng kéo theo nhiều hệ lụy trong thời điểm biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Và họ đang gánh chịu những thiệt hại ngày một lớn hơn.

Nhân rộng những mô hình nông nghiệp hiệu quảCần đồng hành, tạo nên nền nông nghiệp hữu cơ toàn diệnBảo vệ môi trường từ mô hình "3 giảm 3 tăng"Cần nhân rộng mô hình 3 giảm, 3 tăngLoay hoay tìm đầu raNhân rộng mô hình nông nghiệp công nghệ cao phục vụ tái cơ cấuChuyển biến mạnh nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuậtRau quả chùa Đức Sơn

Hạn hán khiến nhiều diện tích lúa thiếu nước

Tư duy cũ

Thời điểm này năm ngoái, hàng trăm ha lúa ở các địa phương bị khô hạn, dẫn đến chết cháy. Và bây giờ, cũng những diện tích trên, tình hạn hán diễn ra gay gắt, cộng với xâm nhập mặn khiến nông dân đứng ngồi không yên.

Ông Trần Văn Huy (thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang) bảo rằng, 5 sào ruộng của ông chỉ sản xuất vụ đông xuân, đến vụ hè thu đất bỏ hoang vì thiếu nước. Song, 2 năm nay, vụ đông xuân, diện tích lúa của ông cũng bị thiệt hại vì thời tiết cực đoan.

“Năm 2019, vì hạn hán, lúa chết cháy. Năm nay, dù mới đầu vụ nhưng hạn cùng với xâm nhập mặn khiến lúa kém phát triển. Địa thế ở vùng đất ven biển nên tình trạng xâm nhập mặn là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, hạ tầng thủy lợi ở vùng này yếu kém nên hầu như không có nguồn nước bổ sung. Vì thế nên dù chúng tôi có chuyển sang các loại cây trồng khác nhưng không có nước thì cũng đành chịu”, ông Huy nói.

Thực trạng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh chỉ trồng một vụ là điều dễ nhận thấy; hàng ngàn ha lúa đàng chờ chuyển đổi trong vụ hè thu. Và tình trạng thiếu nước diễn ra ngay trong vụ đông xuân là thách thức ngày càng lớn đối với nông dân. Tại huyện Phú Lộc, dù các địa phương đã nỗ lực đầu tư hệ thống tưới tiêu, thủy lợi nhưng nhiều năm qua, hơn 100ha lúa ở khu vực khu 2, khu 3 vẫn rơi vào tình trạng thiếu nước, ruộng bỏ hoang vụ hè thu diễn ra phổ biến.

“Theo tập quán của người dân, trồng lúa luôn dễ dàng hơn các loại cây trồng khác, nên khi chuyển đổi, ngoài vốn đầu tư thì yếu tố kỹ thuật là điều khiến chúng tôi ngần ngại. Nhiều hộ gia đình chỉ trồng vài sào ruộng như để đảm bảo lương thực trong cả năm, chuyển sang trồng cây khác thì nguồn lương thực này sẽ bị cắt trong khi chưa biết hiệu quả của loại cây mới ra sao”, ông Trần Quốc Dũng (xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc) chia sẻ.

Hạ tầng thủy lợi chưa đồng bộ khiến nông dân chưa mặn mà chuyển đổi cây trồng

Ông Lê Quý Thảo, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh thừa nhận, để những kế hoạch chuyển đổi thành hiện thực là không dễ. Mặc dù, từ 2016 – 2018, toàn tỉnh đã chuyển đổi khoảng 1.500 ha đất lúa kém hiệu quả ở vùng miền núi, bãi ngang ven biển, vùng thiếu nước sang trồng các loại cây trồng cạn nhưng hiện vẫn còn rất nhiều diện tích vẫn chưa chuyển đổi.

“Ở các địa phương, nhiều diện tích nằm trong kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhưng qua kiểm tra thực tế thì nông dân chưa chịu thực hiện. Có nhiều lý do nhưng chủ yếu do tư duy sản xuất của người dân phụ thuộc vào cây lúa từ xưa đến nay và cơ giới hóa giúp họ giảm bớt nguồn nhân lực. Khi chuyển sang cây trồng khác cần lao động nông nghiệp và điều này đang là bài toán nan giải trong bối cảnh hiện nay. Yếu tố thị trường đầu ra của các sản phẩm nông nghiệp cũng là một trở lực”, ông Thảo phân tích.

Hỗ trợ & vận động

Thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, ngoài cây sắn đang bị dịch bệnh khảm lá trên diện rộng, các cây trồng khác hầu như phát triển ổn định. Song, cơ quan này cũng khuyến cáo nông dân cần tranh thủ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp tích trữ nguồn nước để phục vụ tưới tiêu, đồng thời có phương án thu hoạch các loại cây trồng sớm hơn so với thông thường để tránh hạn hạn gay gắt dự báo sẽ diễn ra vào từ khoảng tháng 4, đặc biệt là hoa màu. Tuy nhiên đây chỉ là phương án tình thế, việc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng mới được xem là một trong những giải pháp linh hoạt thích ứng với biến đổi khí hậu.

Mô hình các cây trồng cạn đang được cơ quan chức năng khuyến khích áp dụng hiện nay

Ông Phạm Văn Đào, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Lộc cho biết, năm 2019 địa phương này đã chuyển đổi 8,8 ha đất lúa thiếu nước, bỏ hoang sang trồng cây lạc và dưa hấu. Các hộ đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa được cán bộ nông nghiệp tập huấn kỹ thuật gieo trồng mới và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. “Tại Phú Lộc, diện tích cần chuyển đổi hiện rất nhiều. Ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, chúng tôi sẽ tiếp tục vận động nông dân từng bước thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp”.

Theo Quyết định 32 của UBND tỉnh, nông dân nếu chuyển đổi đất lúa thiếu nước, hiệu quả thấp sang trồng các cây khác phù hợp, hiệu quả hơn được hỗ trợ 50% kinh phí mua giống và 30% kinh phí mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo quy trình (nếu trồng cây dài ngày, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chỉ hỗ trợ năm đầu). Quy mô vùng chuyển đổi tối thiểu 1 ha.

“Việc chọn được giống cây chuyển đổi phù hợp sẽ giúp người dân chủ động, an toàn trong sản xuất và hiệu quả kinh tế cao hơn khi trồng lúa trong điều kiện thiếu nước tưới. Chúng tôi sẽ tiếp tục vận động người dân chuyển đổi cây trồng, tạo ra những mô hình trồng trọt mới để không lãng phí đất sản xuất nông nghiệp, đồng thời chỉ đạo tổ chức sản xuất nông nghiệp dựa trên vùng sinh thái, gắn với mỗi vùng sinh thái đều có một định hướng tái cơ cấu cụ thể”, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lê Qúy Thảo nói.

Nhà nông học, TS Lê Tiến Dũng, nguyên giảng viên Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế cho rằng: “Những năm qua, tỉnh đã có các chính sách giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao ra đời. Song, để nông dân mạnh dạn hơn cần có nhiều sự hỗ trợ về kỹ thuật lẫn thị trường tiêu thụ. Qua đó, tránh tình trạng nông sản bí đường tiêu thụ”.

Bài, ảnh: L.Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nông dân Phong Điền hiến gần 27.000 m² đất

Ngày 24/12, Hội Nông dân huyện Phong Điền tổ chức hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào Nông dân năm 2024; tổng kết thực hiện Nghị quyết 29-NQ/HNDTW của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (Khóa VI) về “Nâng cao chất lượng phong trào Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2024”.

Nông dân Phong Điền hiến gần 27 000 m² đất
“Phải tự vươn lên”

“Tôi luôn dặn lòng mình phải nỗ lực để tự vươn lên, bởi chẳng ai có thể giúp đỡ mình mãi ngoài chính bản thân mình”, đó là điều ông Lê Quý (ngụ ở thôn Mong B, xã Phú Gia, huyện Phú Vang) luôn dặn bản thân khi đối mặt với những biến cố trong đời, để có cuộc sống tốt đẹp.

“Phải tự vươn lên”
“Sống khỏe” bằng nghề

Khi giới thiệu về Nguyễn Văn Minh Phồn cùng cơ sở sản xuất đồ nhựa nội thất của anh, chị Hà Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Mậu (TP. Huế) cho biết, đây là gương sáng trong sản xuất, kinh doanh giỏi, đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động trên địa bàn.

“Sống khỏe” bằng nghề
Anh Ngữ vượt khó thành công

Dù gặp khó do thị lực yếu, nhưng anh Nguyễn Văn Ngữ (xã Hương Phong, TP. Huế) vẫn tạo lập nên cơ ngơi khang trang nhờ hướng đi mới, đó là sản xuất các loại phân hữu cơ cung ứng cho thị trường.

Anh Ngữ vượt khó thành công
“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân

Ngoài mảnh đất Niêm Phò - nơi lưu giữ những những ký ức về tuổi thơ thì mảnh đất Nam Dương thuộc xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền là một phần không thể thiếu trong những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết của chàng thanh niên Nguyễn Vịnh. Và chính tại làng quê này, anh đã gặp và thầm cảm mến cô gái dịu hiền, thùy mị với đôi mắt đen thông minh có tên là Nguyễn Thị Cúc - người sau này đã trở thành người vợ thủy chung, “hậu phương” vững chắc cùng gắn bó bên nhau qua mọi gian khó, thăng trầm với người chồng của mình - Nguyễn Vịnh (sau này Đại tướng Nguyễn Chí Thanh).

“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân

TIN MỚI

Return to top