ClockChủ Nhật, 02/08/2020 18:21

Khai thác thế mạnh cây thanh trà

TTH - Thanh trà được xem là loại cây ăn trái mang lại giá trị kinh tế cao của người dân Thủy Biều, TP. Huế khi mỗi ha thanh trà cho thu nhập từ 250- 400 triệu đồng. Nhân rộng các mô hình chế biến đặc sản từ loại quả này nhằm phát huy giá trị cây đặc sản đang được địa phương chú trọng.

Thanh trà, dưa lưới Thủy Biều vào siêu thị: Cơ hội cho cây đặc sảnThủy Biều: Còn nhiều đất để mở rộng diện tích cây thanh trà

Trưng bày thanh trà tại lễ hội Thanh trà Huế

Nhiều năm canh tác đất trồng hoa loa kèn, sau cơn lũ lịch sử năm 1999, gia đình ông Hồ Hữu Chung, trú tại tổ 4, phường Thủy Biều đầu tư vốn, chuyển sang trồng thanh trà và bắt đầu cho thu hoạch từ năm 2015. Với diện tích 1.500m2, mỗi năm gia đình ông thu nhập trên

70 triệu đồng

Không chỉ chuyển đổi từ các cây trồng khác sang trồng thanh trà, những năm gần đây, hàng chục hộ dân còn đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ từ cây thanh trà, như phát triển du lịch sinh thái, chế biến rượu, mứt… từ trái thanh trà, vừa mang lại giá trị kinh tế, vừa tạo việc làm cho người dân.

Theo bà Huỳnh Thị Khoa - người say mê sáng tạo các sản phẩm từ trái thanh trà, sau khi nghiên cứu và học hỏi cách chế biến rượu, mứt thanh trà từ các nơi, bà cùng các hội viên hội phụ nữ phường tham gia chế biến rượu, mứt và trên 10 món ăn từ trái thanh trà.

Hiện, các loại rượu, mứt tiêu thụ mạnh với số lượng khoảng 150 lít và gần 1 tạ mứt/năm. Vào các dịp lễ hay khi có các đoàn khách du lịch đến tham quan, bà chế biến các món ăn từ đặc sản thanh trà, như bánh canh, gỏi, chè… và được du khách ưa chuộng.

Thủy Biều là địa phương có tới 900 hộ trồng thanh trà với tổng diện tích 145ha, chiếm gần 50% diện tích thanh trà toàn tỉnh. Thanh trà Thủy Biều được người dân lựa chọn bởi trái đều, vị ngon ngọt và thanh tao bởi tất cả diện tích đều trồng ở vùng đất bồi ven sông Hương. Sau hơn 10 năm xây dựng thương hiệu, hiện đặc sản này đã có mặt ở các siêu thị lớn trên toàn quốc và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.  

Quyền Chủ tịch UBND phường Thủy Biều Võ Đăng Thái cho rằng, nếu so với các loại cây ăn trái khác thì thanh trà cho giá trị kinh tế cao gấp 5-7 lần. Hiện, 1ha thanh trà cho thu hoạch từ 250 - 400 triệu đồng, riêng năm 2019 thu nhập từ cây thanh trà tại địa phương chiếm hơn 30 tỷ đồng nên nhiều hộ dân đang đầu tư vốn chuyển dần diện tích đất trồng các cây lâu năm sang trồng thanh trà.

Cùng với phát triển cây thanh trà theo hướng đầu tư công nghệ, kỹ thuật chăm bón để nâng cao giá trị, nhiều doanh nghiệp và hộ dân đã khai thác lợi thế từ thanh trà để phát triển du lịch. Hiện, Thủy Biều có gần 10 địa điểm du lịch sinh thái quy mô lớn, trong đó có 2 khu resort và nhiều mô hình kinh doanh homestay, du lịch tham quan nhà vườn, thao diễn nghề truyền thống thu hút khá đông khách. Sắp tới, phường tăng cường công tác kêu gọi đầu tư các dự án du lịch cộng đồng, nhân rộng các mô hình chế biến đặc sản và quảng bá thương hiệu để nâng cao giá trị cây thanh trà.

Theo ông Võ Đăng Thái, cùng với cây thanh trà, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch cũng là lợi thế của phường vì gần trung tâm thành phố, đất đai phì nhiêu song hiện thành phố không quy hoạch diện tích đất sản xuất nông nghiệp nên không có quỹ đất để kêu gọi các dự án nông nghiệp sạch, trồng cây ăn trái theo hướng hữu cơ.

Nên chăng, thành phố cần điều chỉnh một số khu vực hoặc có cơ chế linh hoạt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cá nhân thực hiện các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, khi nào Nhà nước thu hồi đất để triển khai dự án sẽ trả lại nhằm tránh lãng phí quỹ đất và phát huy thế mạnh kinh tế vườn.

Bài, ảnh: Minh Thư

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cải lão cho cây thanh trà

Với người Huế và đất Huế, cây thanh trà đã được định danh từ hàng trăm năm nay. Nhưng theo thời gian, loài cây cho trái ngon đặc sản này đang dần thoái hóa, suy kiệt. TS. Lã Thị Thu Hằng, chuyên gia nông học Trường đại học Nông Lâm - Đại học Huế đã hóa giải mối lo khi nghiên cứu thành công và đưa giống thanh trà nhỡ công nghệ cao đến với nhiều nhà vườn xứ Huế.

Cải lão cho cây thanh trà
Thủy Biều đồng thuận “hiến đất mở đường”

Sau khi TP. Huế triển khai các dự án (DA) mở rộng đường kiệt, UBND phường Thủy Biều đã vận động người dân “hiến đất mở đường”. Nhờ sự đồng thuận cao nên nhiều tuyến đường kiệt được đầu tư mở rộng, tạo diện mạo mới cho Thủy Biều và giúp giao thông, đi lại thuận tiện hơn.

Thủy Biều đồng thuận “hiến đất mở đường”
Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1: Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

Huế được mệnh danh là “Thành phố vườn” với gần 100 nhà vườn, nhà rường cổ (gọi chung là nhà vườn Huế). Mỗi ngôi nhà vườn như một “Bảo tàng sống” chứa đựng những giá trị về văn hóa và đời sống lễ nghi, hương vị ẩm thực và phong cách ứng xử của người dân. Phát triển du lịch gắn với trùng tu và chống xuống cấp là giải pháp tối ưu nhằm giữ lại nhà vườn, giữ gìn bản sắc văn hóa và phát huy giá trị di sản Cố đô theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1 Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

TIN MỚI

Return to top