ClockThứ Năm, 04/01/2024 13:34

Đổi thay từ các dự án chương trình mục tiêu quốc gia

TTH - Thông qua việc thực hiện các dự án (DA) với nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), bộ mặt nông thôn vùng miền núi đã có nhiều khởi sắc. Tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi “giảm sâu”, nhiều mô hình kinh tế mở ra hướng đến sản xuất bền vững.

Thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia khu vực biên giớiGiảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mớiTriển khai Tiểu Dự án 2 “Cải thiện dinh dưỡng” ở A LướiĐánh giá thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia 1719 tại A Lưới

 A Lưới đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, thoát nghèo bền vững

Khởi sắc

Tổng nguồn lực thực hiện 3 CTMTQG giai đoạn 2021-2025 của A Lưới hơn 846 tỷ đồng (ngân sách Trung ương hơn 686 tỷ đồng, ngân sách địa phương đối ứng hơn 160 tỷ đồng). Thời gian qua, huyện A Lưới đã tập trung huy động các nguồn lực và thực hiện lồng ghép 3 chương trình để thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất.

Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện đến cuối năm 2023 còn 24,4%, tương ứng còn 3.485 hộ nghèo, so với năm 2022 giảm 13,8% và giảm 1.914 hộ nghèo (giảm từ 5.399 hộ còn 3.485 hộ). Toàn huyện đạt 240 tiêu chí/17 xã, bình quân 14,12 tiêu chí/xã. Có 3 thôn đạt nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu; giữ vững 4 xã đã đạt chuẩn giai đoạn 2015- 2020.

A Lưới thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị và chương trình mỗi xã mỗi sản phẩm (OCOP), nâng cao thu nhập và giảm nghèo. Lồng ghép việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung và các chính sách giảm nghèo đặc thù với chương trình xây dựng NTM và các chương trình, DA phát triển kinh tế-xã hội khác. Tổ chức thực hiện tốt, có hiệu quả các DA thành phần thuộc CTMTQG; thực hiện phát triển kinh tế vườn theo hướng vườn mẫu, số lượng 50 vườn/17 xã, hiện đã nghiệm thu.

Ông Hồ Văn Ngưm, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết: Một số DA, chương trình trọng điểm về hạ tầng giao thông, thủy lợi lớn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của huyện được quan tâm đầu tư từ nguồn vốn CTMTQG và các nguồn khác trong thời gian qua có thể kể đến như nâng cấp tuyến đường Khe Bùn từ xã Hồng Kim đến xã Hồng Thượng, đạt 55% tiến độ thi công; kè sông Tà Rình đoạn Quảng Nhâm, Hồng Kim, Hồng Bắc, đạt 95%; đường giao thông liên xã từ xã Phú Vinh đi xã Hồng Thượng, đạt 90%; nâng cấp, sửa chữa tuyến đường Nơ Trang Lơng, đạt 60%; nâng cấp, sửa chữa tuyến đường Konh Hư (giai đoạn 2), đạt 20% và dự án quy hoạch sắp xếp bố trí ổn định dân cư xã Quảng Nhâm đang trình điều chỉnh quy mô, vị trí dự án.

Hạ tầng du lịch được tập trung đầu tư, hệ thống giao thông vào các điểm du lịch được nâng cấp nhằm rút ngắn khoảng thời gian đi lại của du khách. Phát triển các loại hình dịch vụ lưu trú phù hợp. Hạ tầng tại các điểm du lịch cũng được quan tâm đầu tư như nhà tiếp đón, nhà trưng bày, nhà xe, nhà vệ sinh, phương tiện cứu hộ.

A Lưới quan tâm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, xây dựng môi trường du lịch trong sạch. Người dân chủ động tạo ra các sản phẩm phục vụ du lịch như các mặt hàng lưu niệm từ dèng, đan lát, mộc mỹ nghệ. Tham gia gian hàng ẩm thực tại các sự kiện với nhiều món ăn truyền thống.

Miền núi “thay áo”

Theo Ban Dân tộc tỉnh, các CTMTQG đang triển khai trên địa bàn tỉnh nhận được sự kỳ vọng rất lớn của các ngành, các cấp, đặc biệt là của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trên địa bàn tỉnh, trong đó có huyện A Lưới.

Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS&MN giảm gần 10%, qua rà soát, dự kiến đến cuối năm 2023, huyện A Lưới giảm 16,31% (giảm từ 40,71% xuống còn 24,4%); huyện Nam Đông giảm 4,32% (giảm từ 6,94% giảm xuống còn 2,62%). Thu nhập bình quân đầu người đạt 38 triệu đồng/người/năm.

CTMTQG phát triển KT-XH hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, đã đầu tư xây dựng 23 công trình đường vào khu sản xuất, đường dân sinh phục vụ việc đi lại, sản xuất, lưu thông hàng hóa; 5 công trình nhà sinh hoạt cộng đồng và công trình hệ thống nước sạch, nâng cấp mở rộng các phòng học, phòng đa chức năng và phụ trợ trường mầm non.

100% xã miền núi đã có đường ô tô đến trung tâm được rải nhựa hoặc bê tông, 99,5% hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện phù hợp khác, 100% trạm y tế được xây dựng kiên cố. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 79%, tỷ lệ đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế đạt 85%.

Chương trình cũng giải quyết ổn định đời sống cho khoảng 60% số hộ di cư tự do, hộ sinh sống trong khu vực bị sạt lở, lũ quét. Thực hiện quy hoạch, xây dựng 2 làng văn hóa các dân tộc thiểu số tại huyện A Lưới và Nam Đông. Công trình biển tên đường Hồ Chí Minh - di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt và các hoạt động gìn giữ, bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số được phát huy.

Tỉnh tập trung tháo gỡ vướng mắc, triển khai thực hiện các DA quan trọng như quy hoạch bố trí dân cư tập trung ở xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới. Các nội dung hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng hưởng lợi nhà ở, chuyển đổi nghề, đào tạo nghề, chú trọng nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất, khởi nghiệp, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, hợp tác xã vào vùng DTTS&MN, góp phần hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu về thu nhập, nhà ở, đất sản xuất một cách bền vững.


Bài, ảnh: NGUYÊN ĐĂNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để “Thịt bò vàng A Lưới” vươn xa

Trên địa bàn huyện A Lưới hiện có 109 hộ sản xuất, kinh doanh (SXKD) sản phẩm từ thịt bò và chăn nuôi bò được Hội Nông dân (HND) huyện cấp quyết định sử dụng nhãn hiệu “Thịt bò vàng A Lưới”.

Để “Thịt bò vàng A Lưới” vươn xa
Hạ tầng xanh từ dự án Đô thị xanh

Dự án (DA) Chương trình Phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - DA thành phần Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế) (gọi tắt DA Đô thị xanh) với mục tiêu chỉnh trang đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng đang mang lại diện mạo “xanh - sạch - sáng” cho đô thị Huế.

Hạ tầng xanh từ dự án Đô thị xanh

TIN MỚI

Return to top