ClockThứ Hai, 20/01/2025 05:55

Làng nghề làm nón lá ở Thanh Tân

TTH - Hình thành từ lâu nhưng sau bao thăng trầm, nghề làm nón (chằm nón)ở làng Thanh Tân (xã Phong Sơn, thị xã Phong Điền) hiện vẫn lưu giữ được nét đẹp truyền thống và tạo nguồn thu nhập đáng kể cho người dân địa phương.

Nâng tầm sản phẩm, kết nối tour tuyến thu hút kháchLợi thế du lịch trong xây dựng nông thôn mớiBánh nghệ Lựu Bảo

 Giới thiệu nghề làm nón lá ở Thanh Tân với khách hàng

Về Thanh Tân hôm nay, tôi chứng kiến cảnh nhộn nhịp vui vẻ trò chuyện của chị em phụ nữ nơi đây bên những chiếc nón đang dần hoàn thiện. Với những phụ nữ lớn tuổi, chằm nón dù là nghề phụ vào lúc nông nhàn nhưng cũng tạo được nguồn thu nhập để cải thiện cuộc sống gia đình.

Nón lá ở làng Thanh Tân chủ yếu được làm từ lá cây mật cật, có nơi gọi là cây trúc mây. Để làm ra chiếc nón lá đẹp, phải trải qua nhiều công đoạn, như làm mô (làm khung), vô vành, xây lá, rồi đến chằm nón…, mà khâu nào cũng đòi hỏi sự khéo tay, tỉ mỉ và cần mẫn. Ban đầu, người thợ chuốt từng thanh tre mảnh, nhỏ rồi uốn thành vòng tròn có đường kính to nhỏ khác nhau. Mỗi chiếc nón có đến 16 vành tre, vành lớn nhất có đường kính khoảng 50cm, vòng tiếp theo nhỏ dần và cái nhỏ nhất cỡ bằng đồng xu. Tất cả được xếp tiếp nhau trên một cái khuôn hình chóp.

Chị Nguyễn Thị Lan, một người có tay nghề chằm nón ở Thanh Tân cho biết, để chằm được chiếc nón chuẩn đẹp từng đường kim mũi chỉ thì khi chằm phải để kẽ lá ôm khít vào nhau. Khi hoàn tất, người thợ đính cái “xoài” bằng chỉ màu vào chóp nón, sau đó mới phủ dầu, hong phơi để nón bóng láng và bền đẹp.

Bà Lê Mỹ Hương lâu nay sống nhờ nghề chằm nón ở làng Thanh Tân chia sẻ, để có được chiếc nón trao cho khách ưng ý, bà phải thực hiện nhiều công đoạn. Quan trọng nhất vẫn là sự khéo tay, cẩn thận, chăm chút từng khâu. Nghề này dù vất vả nhưng ai có đủ sự chịu khó, đam mê thì nghề cũng không phụ người.

Theo các cụ cao niên ở Thanh Tân, cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng nón lá không nhiều. Do đó, sản phẩm làm ra tiêu thụ khó khăn, giá bán thấp nên nhiều người trẻ trong làng ít mặn mà để nối nghiệp. Dẫu vậy, lâu nay bà con ở Thanh Tân vẫn xem nghề chằm nón là nét đẹp văn hóa truyền thống, là hồn cốt ở địa phương nên luôn giữ gìn không để mai một.

Ông Lê Hồng Phúc, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Thanh Tân cho biết, cách đây 8 năm khi TP. Huế công bố văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Huế” cho sản phẩm nón lá và trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý Nón lá Thanh Tân, người dân địa phương rất vui mừng. Từ thời điểm đó, thương hiệu nón lá Thanh Tân bắt đầu được khách hàng gần xa biết đến. Nhờ thế, Thanh Tân không chỉ giữ được làng nghề truyền thống mà dần ăn nên làm ra.

Hiện nay, có hơn 100 hộ gia đình ở Thanh Tân theo nghề chằm nón lá. Trong số này có một số cơ sở, nhóm hộ thường tổ chức sinh hoạt, trao đổi, tiếp cận về quy trình cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm thích ứng thị trường, nhất là khách du lịch. Nhờ thế, sản phẩm nón lá ở Thanh Tân đã có mặt ở một số hội nghị, hội chợ triển lãm trong, ngoài địa phương. Người chằm nón cũng có thêm thu nhập nhờ có thêm các đơn hàng gần xa.

Chủ tịch UBND xã Phong Sơn - bà Phạm Thị Ánh Tuyết cho biết, từ khi nghề Nón lá Thanh Tân được UBND thành phố công nhận làng nghề truyền thống, nhiều gia đình ở địa phương có thêm động lực, thay đổi tư duy tạo ra các sản phẩm mới, như nón lá sen, nón lá bàng, nón trúc chỉ, cỏ bàng… được khách hàng ưa chuộng. Đó là hướng đi mà làng Thanh Tân đang hướng đến với quyết tâm không để nghề chằm nón truyền thống bị mai một.

Bài, ảnh: Minh Trường
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấm lửa rèn Bao Vinh

Người xưa truyền lại, nghề rèn Bao Vinh (phường Hương Vinh, quận Xuân Phú) đã có từ lâu đời với nguồn gốc từ làng Hiền Lương (thị xã Phong Điền) nổi tiếng nghề rèn, nghề sắt truyền thống.

Ấm lửa rèn Bao Vinh
Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế còn gìn giữ và lưu truyền nhiều nghề, làng nghề truyền thống đặc sắc, có nhiều tài nguyên du lịch văn hoá và tài nguyên du lịch thiên nhiên có thể kết hợp với du lịch nghề, làng nghề truyền thống. Đó là cơ sở để mảnh đất Cố đô phát triển loại hình du lịch bổ trợ cho thế mạnh du lịch văn hóa - di sản.

Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế
"Chắp cánh" cho sản phẩm nông sản, làng nghề vươn xa

Sau 2 ngày diễn ra Hội chợ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản, làng nghề do Hội Nông dân, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị xã Hương Trà phối hợp tổ chức tại công viên trung tâm thị xã, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, OCOP của địa phương có thêm cơ hội để vươn xa...

Chắp cánh cho sản phẩm nông sản, làng nghề vươn xa
Nghề làm mõ trên đồi Thủy Xuân

Vùng đồi Thủy Xuân, TP. Huế nổi tiếng với những ngôi chùa cổ như Từ Hiếu, Đông Thuyền, Bảo Lâm, Châu Lâm, Diệu Nghiêm... Lạc bước vào chốn mây gió tiêu diêu với nhiều rặng thông vi vu trên những sườn đồi này, vào buổi sớm tinh mơ hay khi hoàng hôn về, nghe trong gió tiếng chuông chùa ngân vang và cả những tiếng mõ đều đều từ những cánh cửa chùa vọng lại. Chợt thấy lòng êm dịu và thanh thản lạ thường.

Nghề làm mõ trên đồi Thủy Xuân
Du lịch làng nghề hấp dẫn du khách

Cùng với các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử trên địa bàn, du lịch làng nghề truyền thống đã và đang được du khách ưa chuộng khi nhiều cơ sở kinh doanh, làng nghề triển khai nhiều cách làm hay vừa giúp tăng thêm thu nhập, ổn định kinh tế gia đình, vừa bảo tồn và phát triển nghề truyền thống.

Du lịch làng nghề hấp dẫn du khách

TIN MỚI

Return to top