ClockChủ Nhật, 03/07/2022 16:18

“Không thể “delay” với Huế!”

Duy trì cầu nối giao lưu văn hóa

Đến Tân Sơn Nhất vào lúc 19h, nhưng phải hơn 3h sáng ngày hôm sau, Yến và bạn cô mới đến được nơi lưu trú ở Huế. Họ dành cả buổi sáng để nghỉ lấy sức sau quãng thời gian mệt nhoài vì chờ đợi chuyến bay. Hơn 2 ngày sau đó, chúng tôi gần như chỉ có những cuộc gặp thoáng qua, với vài câu trao đổi cần thiết…

 “Tụi con đến Huế lần đầu tiên, lại đúng dịp festival luôn nên phải tính toán thật kỹ để có thể đến với nhiều sự kiện nhất, tranh thủ trải nghiệm những điểm đến cần thiết nhất. Chắc chắn là thời gian có là quá ít, nhưng tụi con thấy là mình không thể “delay” thêm với Huế…” - là Yến nói khi ngồi lại chuyện trò trong lúc chờ đến giờ ra sân bay. Trông cô rất hứng khởi, dù có đen hơn chút xíu so lần đầu tôi gặp. Có thể cảm nhận được rất nhiều sắc màu trong câu chuyện của hai người trẻ. Họ đi Tam Giang, thăm vài lăng vua, check-in làng hương Thủy Xuân, khu trưng bày nghệ thuật Lê Bá Đảng và len vào dòng người tấp nập để có mặt trong các hoạt động Fesstival lúc về đêm.

“Huế thật khác với điều mà lâu nay con nghĩ!”, tôi nghe Yến nói câu này với đôi vai lắc lư như đang trong một vũ điệu, chợt nghĩ đến hình ảnh sôi động của những người trẻ trong đêm nhạc EDM “Night of Lights” vào tối 26/6 tại Cung An Định. Nhưng đó cũng mới chỉ là một trong rất nhiều sự kiện diễn ra những ngày Festival Huế bốn mùa đầu tiên. Đường phố Huế những ngày vừa qua đã rất đậm đà sắc màu của lễ hội, với rất nhiều các cuộc triển lãm mỹ thuật, triễn lãm ảnh, các chương trình âm nhạc tại quảng trường Ngọ Môn hay chương trình biểu diễn của các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế vào buổi tối tại cồn Dã Viên, bia Quốc Học, sân Quốc Tử Giám hay đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, công viên 3/2…

Người Huế có lẽ cũng đã quen với không khí của những ngày festival, cho dù không phải festival nào cũng như festival nào. Năm nay, chắc chắn là một “không khí tuyệt vời” như cách nói của một diễn viên đến từ đoàn nghệ thuật nước Nga. Thành phố như được đánh thức bởi những dòng người, sự rộn rã của âm thanh và ánh sáng khi đêm về; của những sắc màu trên cao và dưới thấp. Thành phố đã tạo nên ấn tượng bởi sự náo nức ở các chủ đề mỗi sự kiện. Ngay cả người dân Huế nữa, chừng như ai cũng muốn tham gia và muốn mình là một thành tố của các hoạt động đang diễn ra. Nói một cách khác, người Huế có lẽ cũng không muốn mình bị “delay” trong những ngày này. Tôi nghĩ đến những chuỗi ánh sáng được tạo nên từ điện thoại trên sân khấu đêm nhạc Trịnh Công Sơn; đến tiếng cười thoải mái, vô ưu trong các trò chơi dân gian mạn Cầu ngói Thanh Toàn…

Những ngày festival này đã mang đến những cảm xúc đặc biệt, khi chúng ta đã vượt qua những tháng ngày chông chênh lo âu vì dịch bệnh; mang đến một cảm quan về một sức sống mới và mùa bình thường an vui nữa.

“Tụi con đến Huế khi đã gần 30 tuổi nhưng tụi con đã có kế hoạch trở lại rồi. Huế đâu chỉ làm tụi con không muốn bị “delay” thêm lần nào nữa vì lễ hội mà còn vì một phong cách sống hiền hòa, dễ chịu từ mọi người mà con đã gặp. Có lẽ đó mới là điều làm tụi con thích nhất. Nên tụi con biết là sẽ còn nhiều điều dễ thương nữa khi mình quay lại!” – Yến nói và bịn rịn chia tay tôi trước khi rời đi. Có một chuyến bay đang đợi cô và bạn. Nhưng Huế, theo cách mà Yến chia sẻ, đã thành một nơi để trở lại rồi…

NGUYỄN AN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khi nhà giáo nghiên cứu văn học nghệ thuật và kiến trúc

Trong lễ trao tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật (VHNT) Cố đô lần thứ VII năm 2024, Trường Đại học Khoa học (Đại học Huế) đã có đến 5 giảng viên xuất sắc giành được giải B tại các chuyên ngành văn học, văn nghệ Dân gian và kiến trúc.

Khi nhà giáo nghiên cứu văn học nghệ thuật và kiến trúc
GIÁO SƯ SATOH SHIGERU:
Hiếm nơi nào có cảnh quan văn hóa sơn thủy như Huế

Trong hơn 25 năm cộng tác với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Giáo sư (GS) Satoh Shigeru - chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nghiên cứu cảnh quan và quy hoạch đô thị Viện Nghiên cứu Đô thị và Vùng, Trường đại học Waseda Nhật Bản - đã có nhiều phát hiện thú vị về cảnh quan sơn thủy của Huế. Thừa Thiên Huế Cuối tuần đã có cuộc gặp gỡ và phỏng vấn GS. Satoh Shigeru xung quanh những phát hiện thú vị này.

Hiếm nơi nào có cảnh quan văn hóa sơn thủy như Huế
UNESCO tăng cường phục hồi sau thảm họa tại Mexico thông qua văn hóa

Quỹ khẩn cấp về di sản của UNESCO đang góp phần phục hồi văn hóa và nghệ thuật cho vùng ven biển Guerrero tại Mexico, thúc đẩy phục hồi kinh tế và tăng cường khả năng phục hồi tâm lý - xã hội cho những người bị ảnh hưởng bởi hai cơn bão lớn trong hai năm liên tiếp vừa qua.

UNESCO tăng cường phục hồi sau thảm họa tại Mexico thông qua văn hóa
Bảo tồn văn hóa dân tộc Pa Hy

Tiếng cồng chiêng vang lên từ ngôi nhà cộng đồng xã Bình Tiến (thị xã Hương Trà) là âm thanh quen thuộc mỗi buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ (CLB) Dân ca truyền thống dân tộc Pa Hy. Đây là buổi sinh hoạt định kỳ góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa trong thời đại mới.

Bảo tồn văn hóa dân tộc Pa Hy
60 tác giả tham gia triển lãm mỹ thuật sinh viên năm 2025

Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên (HSV) Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2025), từ ngày 9/1-18/2, HSV và Đoàn Thanh niên Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức triển lãm mỹ thuật sinh viên năm 2025.

60 tác giả tham gia triển lãm mỹ thuật sinh viên năm 2025

TIN MỚI

Return to top