ClockThứ Ba, 10/11/2020 13:30

Phát triển công nghệ thông tin để hội nhập

TTH - Từ năm 2000 đến nay, Thừa Thiên Huế xác định, phát triển công nghệ thông tin (CNTT) là ngành kinh tế mũi nhọn và đã đạt được những thành quả đặc biệt.

Chạm giấc mơ “Huế - Thành phố thông minh” - Kỳ 3: Từ công nghệ số, không chỉ làm giàu, còn sang nữaChạm giấc mơ “Huế - Thành phố thông minh” - kỳ 2: Động lực từ nền tảng hạ tầng kỹ thuậtChạm giấc mơ “Huế - Thành phố thông minh” - Kỳ 1: Đưa Huế trở thành nơi đáng sống

Môi trường làm việc năng động tại HueCIT

Khẳng định thế mạnh công nghệ

Theo Sở Thông tin và Truyền thông, lĩnh vực CNTT trên địa bàn tỉnh được chia làm 2 nhóm, nhóm thuộc cơ quan Nhà nước phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của bộ máy chính quyền, tổ chức xã hội và nhóm còn lại là các doanh nghiệp (DN) phát triển công nghiệp CNTT. Đến nay, các cơ quan Nhà nước đã cung cấp cho người dân và DN 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 2; 1.425 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4. Với những kết quả này, chỉ số phát triển Chính phủ điện tử cấp tỉnh của Thừa Thiên Huế luôn nằm trong top dẫn đầu toàn quốc (năm 2017 xếp thứ nhất, năm 2018 xếp thứ 2 và năm 2019 xếp thứ nhất).

Ở lĩnh vực công nghiệp CNTT, hiện Thừa Thiên Huế có gần 200 DN CNTT. Theo đánh giá của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông - Nguyễn Xuân Sơn, công nghiệp CNTT đã có những bước tiến, nhất là trong lĩnh vực phần mềm và dịch vụ CNTT. Hoạt động xuất khẩu phần mềm cũng được các DN chú trọng triển khai. Công nghiệp nội dung số có sự phát triển khá tốt.

Thực hiện đề án xây dựng đô thị thông minh (ĐTTM), tỉnh đã triển khai ứng dụng dịch vụ ĐTTM Hue-S với sự điều hành của Trung tâm IOC, tạo sự “khác biệt, đột phá” của tỉnh trong lĩnh vực ứng dụng CNTT.

Đến nay, Trung tâm IOC đã triển khai đồng thời hơn 10 dịch vụ ĐTTM và có 150 cơ quan chức năng của tỉnh tham gia các dịch vụ này. Với những hiệu quả thực tế, năm 2019, Giải pháp phát triển dịch vụ ĐTTM tỉnh Thừa Thiên Huế được Ban tổ chức giải thưởng Viễn thông châu Á vinh danh với hạng mục giải pháp thành phố thông minh sáng tạo nhất châu Á và đoạt giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam ở hạng mục cơ quan Nhà nước chuyển đổi số xuất sắc.

Tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp công nghệ thông tin

Tháng 12/2019, Trung tâm CNTT tỉnh được kết nạp là thành viên chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung. Đây là bước đệm để Thừa Thiên Huế hình thành Khu CNTT tập trung, góp phần trong việc thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, trong đó xác định “Công nghệ thông tin và truyền thông là đột phá”. Mới đây nhất, trên bảng xếp hạng chỉ số tổng thể mức độ ứng dụng CNTT khối các tỉnh, thành phố năm 2019, Thừa Thiên Huế dẫn đầu cả nước và là tỉnh duy nhất có chỉ số vượt 0,9 điểm.

Dự án thành phố truyền thông thông minh – Hue smart media city ở khu B An Vân Dương (diện tích hơn 39ha), do nhà đầu tư Hàn Quốc xin đầu tư. Tỉnh đang giao Trung tâm CNTT – HueCIT và Sở TT&TT phối hợp hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình định hình xây dựng các lĩnh vực.

Hỗ trợ nhà đầu tư

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, ông Nguyễn Xuân Sơn cho rằng, trong lĩnh vực công nghiệp CNTT, tỉnh đang tạo môi trường đầu tư sản xuất kinh doanh thông thoáng, minh bạch. Các chính sách ưu đãi trong CNTT sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho DN CNTT có điều kiện phát triển mạnh mẽ.

Ngoài ra, tỉnh đang tổ chức phát triển các chương trình liên kết, liên doanh để đào tạo, hướng tới các chương trình chuyển đổi nghề nghiệp, đồng thời xây dựng các cơ chế chính sách, rõ ràng, minh bạch, thông thoáng để thu hút và kêu gọi đầu tư về lĩnh vực CNTT một cách toàn diện.

CEO PI Software Tống Phước Minh thông tin, thời gian qua, Huế đón hàng chục DN phần mềm từ Nhật về tìm kiếm cơ hội đầu tư. Các công ty Nhật đánh giá rất cao môi trường cũng như những chính sách, chiến lược phát triển của tỉnh trong lĩnh vực CNTT. Như tập đoàn Mitani, Công ty Brycen (Nhật Bản). Đặc biệt, Brycen đang có kế hoạch phát triển một trung tâm mới, hiện đại về công nghệ “8K và 5G” tại Huế. Iglu Network cũng quyết định chọn Huế làm địa điểm mở công ty. Tổng giám đốc Công ty Hahalolo đã cam kết với Đại học Huế về hợp tác xây dựng mô hình đào tạo thực nghiệm theo cơ chế đặc thù lĩnh vực CNTT và du lịch giai đoạn 2020-2030.

Theo đại diện Tập đoàn Mitani Sangyo, Huế là địa phương tốt nhất để lựa chọn phát triển lĩnh vực CNTT. Vì vậy, Mitani Sangyo mở văn phòng tại Huế nhằm đào tạo và tuyển dụng sinh viên làm việc trong lĩnh vực thiết kế 3D, thiết kế phần mềm.

“Một yếu tố quan trọng nữa là lãnh đạo tỉnh tạo rất nhiều cơ chế thuận lợi, nhất là tạo điều kiện hỗ trợ về nhân lực CNTT cho DN… Những yếu tố trên tạo cho DN sự an tâm, tin tưởng khi đến tìm hiểu đầu tư tại Huế và hứa hẹn sẽ thu hút được nhiều DN CNTT lớn đầu tư trong thời gian tới”, Giám đốc điều hành của PI Software nhận định.

Việc hỗ trợ doanh nghiệp CNTT trong quá trình tìm hiểu cơ hội đầu tư khi đến Thừa Thiên Huế được xác định là yếu tố quan trọng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, với tinh thần chính quyền sẵn sàng, chính quyền phục vụ trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính, giới thiệu mặt bằng, đào tạo nhân lực nhằm thực hiện tốt chính sách thu hút đầu tư đối với doanh nghiệp CNTT. Qua đó, “tạo điều kiện cho doanh nghiệp CNTT phát triển mạnh mẽ ở Thừa Thiên Huế”, ông Sơn cho hay.

Trong Đề án Phát triển công nghiệp CNTT tỉnh đến 2025 xác định phát triển công nghiệp CNTT là nội dung quan trọng để phát triển kinh tế số tại địa phương. Với quan điểm và tư duy đổi mới của lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đó là lấy DN là hạt nhân, lấy thị trường chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo làm bàn đạp vươn ra cả nước và quốc tế, lấy tư duy hỗ trợ DN, đồng hành cùng DN làm chủ đạo, thay cho tư duy quản lý DN nhằm thu hút mọi nguồn lực trong nước và quốc tế cho phát triển những sản phẩm, dịch công nghệ số tiên tiến hàng đầu trên thế giới.

Bài, ảnh: Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển

Từ năm 2000, Thừa Thiên Huế gặp muôn vàn khó khăn sau trận “đại hồng thủy” cuối năm 1999. Dù thế, với những nỗ lực, quyết tâm của hệ thống chính trị, toàn thể người dân, sau gần 25 năm, thành quả lớn nhất là thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam.

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển
Vùng Đông bừng sáng

“Muốn làm giàu tìm đất có thế”! Nghiệm lại lời của tiền nhân, tôi liên tưởng đến vùng Đông Nam của thành phố - Khu Kinh tế (KKT) Chân Mây - Lăng Cô, nơi đã và đang tạo cực tăng trưởng kinh tế hấp dẫn.

Vùng Đông bừng sáng
Bước đệm phát triển sau sáp nhập

Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi phường Hương Hồ và xã Hương Thọ (quận Phú Xuân) “về chung một nhà” với tên gọi mới – phường Long Hồ. Việc sáp nhập 2 phường, xã này vừa tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời mở ra nhiều cơ hội khai thác tối đa lợi thế du lịch, dịch vụ.

Bước đệm phát triển sau sáp nhập
Hệ thống thanh toán kỹ thuật số và lưới điện toàn khu vực ASEAN là chìa khóa liên kết khu vực

Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan nhận định, một hệ thống thanh toán kỹ thuật số và lưới điện trải dài khắp tất cả các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chính là chìa khóa để tạo nên mối liên kết chặt chẽ hơn giữa các quốc gia trong khối khu vực.

Hệ thống thanh toán kỹ thuật số và lưới điện toàn khu vực ASEAN là chìa khóa liên kết khu vực
Ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch dịch vụ

Với mục tiêu đưa Thuận Hóa trở thành trung tâm văn hóa, dịch vụ du lịch, thương mại…, giữ vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Huế, cùng với việc triển khai các chương trình, dự án (DA) trọng điểm, năm 2025 quận Thuận Hóa tăng cường nguồn lực đầu tư hạ tầng, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch, dịch vụ, phát triển kinh tế đêm cũng như khai thác tiềm năng du lịch biển, đầm phá trên địa bàn.

Ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch dịch vụ

TIN MỚI

Return to top