ClockThứ Bảy, 23/01/2021 12:29

Màn hình laptop tỷ lệ 16:9 sắp biến mất

Nhược điểm trong việc tối ưu hóa diện tích hiển thị của tỷ lệ 16:9 khiến nhiều nhà sản xuất laptop phải chuyển sang sử dụng các tỷ lệ màn hình khác.

Microsoft sắp ra mắt Surface Laptop 3 màn hình 15 inchiPad sẽ thành thừa thãi

Một trong những xu hướng lớn nhất trên các sản phẩm laptop tại triển lãm Điện tử tiêu dùng CES 2021 là sự biến mất gần như hoàn toàn của màn hình 16:9. 16:9 đề cập tới tỷ lệ giữa chiều rộng với chiều cao của màn hình. Ví dụ, màn hình có độ phân giải 500 x 500 pixel sẽ có tỷ lệ khung hình 1:1 và màn hình độ phân giải 1.920 x 1.080 pixel sẽ có tỷ lệ khung hình 16:9.

Trong suốt gần hai thập kỷ, 16:9 luôn được coi là tiêu chuẩn cho laptop được sản xuất bởi HP, Dell, Acer, Asus. Nhờ chiều ngang lớn, màn hình 16:9 phù hợp để xem video. Gần như mọi video sẽ được hiển thị trọn vẹn mà không có viền đen trên dưới. Tuy vậy, tỷ lệ này lại có nhược điểm là sở hữu diện tích hiển thị theo chiều dọc ít nhất.

Laptop HP Elite Folio 2021 có màn hình 3:2

Màn hình 16:9 thường bị nhiều người dùng laptop phàn nàn là chật chội, không phù hợp khi làm tác vụ trên nhiều tab và hạn chế thao tác cuộn dọc. Đó là lý do tại sao gần mười năm qua, Apple đã áp dụng màn hình 16:10 trên các dòng MacBook của mình để tối ưu việc hiển thị. Bên cạnh đó, dòng laptop lai Surface của Microsoft cũng đang làm rất tốt điều này với màn hình 3:2.

Nếu đã nhìn quen màn hình tỷ lệ 16:9, sau khi trải nghiệm thử một laptop cùng kích thước nhưng tỷ lệ 16:10 hoặc 3:2, chắc chắn nhiều người sẽ không muốn quay lại màn hình 16:9 nữa..

Hầu hết laptop cao cấp ra mắt đầu năm nay, như Summit E13 Flip của MSI hay Razer Book 13, đều được trang bị tỷ lệ khung hình 16:10. Rõ ràng, các hãng laptop đang hướng tới việc sản xuất màn hình có tỷ lệ chiều cao lớn hơn, nhằm cân bằng giữa chiều ngang và chiều dọc.

Thay đổi này nghe có vẻ không mấy quan trọng, nhưng sẽ tạo ra sự thay đổi lớn trong trải nghiệm người dùng khi cho phép tận dụng được tối đa không gian hiển thị.

Theo thanhnien.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ áp đặt hạn chế nhập khẩu đối với máy tính để thúc đẩy sản xuất trong nước

Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ (DGFT) hôm nay (3/8) vừa áp đặt hạn chế nhập khẩu có hiệu lực ngay lập tức đối với máy tính xách tay (laptop), máy tính bảng (tablet), máy tính để bàn cá nhân (PC) và máy chủ (server) - một động thái có thể ảnh hưởng nặng nề đến các công ty như Apple, Dell, Samsung… và buộc họ phải thúc đẩy sản xuất ngay tại Ấn Độ.

Ấn Độ áp đặt hạn chế nhập khẩu đối với máy tính để thúc đẩy sản xuất trong nước
Các đối tác chính của Apple lên kế hoạch mở rộng sang thị trường Đông Nam Á vào năm 2023

Các đối tác của Apple là Foxconn Technology Group và Pegatron Corp đã đưa Đông Nam Á vào kế hoạch mở rộng của hãng đến năm 2023, qua đó đánh dấu một bước tiến cho thấy các nhà sản xuất điện tử theo hợp đồng lớn trên toàn cầu sẽ tiếp tục bổ sung năng lực sản xuất ngoài Trung Quốc để giảm thiểu rủi ro địa chính trị và kinh tế.

Các đối tác chính của Apple lên kế hoạch mở rộng sang thị trường Đông Nam Á vào năm 2023

TIN MỚI

Return to top