ClockThứ Tư, 22/06/2022 08:41

Lộ trình đô thị thông minh

TTH - Là đô thị trung tâm với địa bàn rộng, dân cư đông nên ngoài việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng và chỉnh trang đô thị, TP. Huế chú trọng đến việc xây dựng chính quyền điện tử (CQĐT), đô thị thông minh (ĐTTM), tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước của đội ngũ CBCNV trên địa bàn.

Học tập kinh nghiệm về xây dựng đô thị thông minhThành phố Huế - Bảo tồn di sản hay Phát triển đô thị?

Giao dịch tại Trung tâm Hành chính công TP. Huế

Trước đây, việc hoàn thiện các thủ tục để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người dân ở các xã, phường thuộc địa bàn TP. Huế phải đến Trung tâm Hành chính công khá nhiều lần để thực hiện các giao dịch. “Đi lại nhiều lần vừa mất thời gian, vừa tốn chi phí xăng xe, song đôi lúc đến nơi lại nghe cán bộ thông báo thủ tục chưa xong phải quay về lại nên khá mệt mỏi. Giờ đây, sau khi nhận giấy hẹn có mã số, tôi có thể tra cứu trên máy tính để theo dõi thông tin hồ sơ và các thủ tục cũng đơn giản, dễ hiểu nên rất thuận tiện”, ông Nguyễn Văn Thuận ở phường Hương Sơ chia sẻ.

Việc xây dựng CQĐT, ĐTTM tại TP. Huế bắt đầu từ những năm 2000 bằng việc xây dựng các cơ sở dữ liệu (CSDL), nhất là CSDL về đất đai, về hạ tầng đô thị... Trong đó, thành phố triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, duy trì hoạt động và phát triển cổng thông tin điện tử của TP. Huế và các phường phục vụ cho người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, triển khai các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4, từng bước triển khai hoàn thiện hệ thống thông tin dịch vụ công, tích hợp các dịch vụ công ích, dịch vụ thanh toán trực tuyến và các dịch vụ thành phố thông minh; hoàn thiện hạ tầng dùng chung và đảm bảo an toàn thông tin phục vụ phát triển CQĐT; thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Về ĐTTM, TP. Huế đã và đang hoàn thiện hạ tầng thiết yếu, trong đó đã đầu tư lắp đặt 42 camera hiện đại ở những vị trí quan trọng trên địa bàn, (chưa kể camera của tỉnh, các cơ quan, đơn vị…). Hệ thống camera giám sát của thành phố với các tính năng hiện đại như nhận diện khuôn mặt, biển số xe… góp phần đảm bảo trật tự giao thông, đô thị và phát hiện kịp thời các sai phạm trên địa bàn. Về các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đến nay TP. Huế đã tích hợp hệ thống thanh toán tiền dịch vụ thu gom và vận chuyển rác thải không tiền mặt trên địa bàn qua VNPT Pay; áp dụng các giải pháp hỗ trợ thanh toán phí, lệ phí không dùng tiền mặt (thông qua mã quét QR Code tại các ứng dụng ví điện tử và qua hình thức quét thẻ máy POS đặt tại Trung tâm Hành chính công TP. Huế).

Thành phố cũng đã triển khai hệ thống thông tin Dịch vụ đô thị thông minh (Hue-S) cho các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND thành phố và UBND các phường, nhằm xử lý kịp thời các phản ánh của người dân về các lĩnh vực, như môi trường, đô thị, hạ tầng viễn thông… Trung bình mỗi năm, thành phố tiếp nhận và xử lý khoảng 4.000 ý kiến phản ánh của người dân qua Hue-S.

Theo lãnh đạo UBND TP. Huế, thành phố đang từng bước triển khai hoàn thiện hệ thống thông tin dịch vụ công, tích hợp các dịch vụ công ích, dịch vụ thanh toán trực tuyến và các dịch vụ thành phố thông minh; hoàn thiện hạ tầng dùng chung và đảm bảo an toàn thông tin phục vụ phát triển CQĐT; thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Mặt khác, thành phố tiếp tục đầu tư đảm bảo hệ thống hạ tầng đồng bộ, phục vụ mọi điều kiện tốt nhất cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp..., nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước, kỷ cương kỷ luật của cán bộ, công chức, viên chức của thành phố.

Bài, ảnh: KHÁNH THƯ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đô thị hướng biển

Không chỉ tự hào vốn quý từ đô thị di sản, Huế còn có “kho báu” không gian ven biển trải dài 120km để đột phá trở thành trụ cột mới trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) ở khu vực miền Trung.

Đô thị hướng biển
Thành phố “thay áo” mới

2024 là năm có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo NQ 54-NQ/TW của Bộ Chính trị. Vì vậy, thành phố Huế tập trung các nguồn lực, chỉ đạo thực hiện các dự án (DA) trọng điểm về phát triển, mở rộng không gian đô thị, nhằm tạo tính kết nối giữa hai quận Bắc và Nam thành phố.

Thành phố “thay áo” mới
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Return to top