ClockThứ Ba, 28/04/2020 08:20

Hỗ trợ ổn định sản xuất

TTH - Ông Hà Văn Tuấn, Chủ tịch UBND TX. Hương Trà thông tin: “Ưu tiên trước mắt ngoài việc đảm bảo an sinh xã hội là hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp; tiếp tục kết nối các kênh tiêu thụ nông sản cho nông dân”.

Triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ, ổn định sản xuất, kinh doanhKhôi phục sản xuất sau sự cố môi trường biển: Ưu tiên chuyển đổi sang nghề khai thác tầng nổiTập trung hỗ trợ nguồn lực ổn định sản xuất của ngư dân

Hương Trà sẽ có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sau đại dịch (Trong ảnh: Sản xuất ghế đan sợi nhựa xuất khẩu ở Hương Trà)

Kết nối lại thị trường

Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn TX. Hương Trà gặp nhiều khó khăn bởi thiếu nguyên liệu sản xuất, bí đầu ra. Trong khi đó, nông sản của nông dân khó thiêu thụ; nhiều diện tích lúa đổ ngã do mưa lớn, mất năng suất… Hàng hóa tham gia xuất khẩu chủ yếu là nhang, hàng may mặc, ghế đan, đồ gỗ, cao su, thủy sản… song, xuất khẩu bị đình trệ trong bối cảnh chung đại dịch COVID-19.

Phó Giám đốc Công ty TNHH May Vinatex Hương Trà Lê Thanh Liêm cho biết: Các cửa khẩu đóng cửa khiến hàng hóa của đơn vị này không thể lưu thông. Dù một số đối tác thân thiết vẫn hợp đồng để tiêu thụ sản phẩm, nhưng thiếu nguyên liệu lẫn khó khăn trong khâu vận chuyển khiến sản phẩm của công ty gặp khó.

Tính đến thời điểm này, đơn vị chúng tôi thiệt hại đến 80%. Nhiều đơn hàng bị hủy, công ty hoạt động cầm chừng. Sản xuất bị đình trệ ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động.

Theo ông Liêm, sau khi dịch bệnh có dấu hiệu giảm nhiệt, Chính phủ, tỉnh nới lỏng một số hoạt động, Công ty TNHH May Vinatex Hương Trà ngay lập tức bắt tay vào khôi phục sản xuất, kết nối lại thị trường.

Riêng ngành may mặc, thị trường tiêu thụ chủ yếu là châu Âu và Mỹ. Nhưng hiện nay dịch COVID-19 đang hoành hành tại 2 khu vực đó. Để tái khởi động lại sản xuất, chúng tôi phải đánh giá, tìm hiểu lại thị trường, nhất là thị trường mới trước khi kết nối. Chúng tôi đã lường trước kịch bản sản xuất dự kiến giảm hơn so với thời điểm chưa có dịch. Khi dịch bệnh ở các nước giảm nhiệt, hàng hóa được lưu thông, chúng tôi sẽ bắt tay ngay vào sản xuất.

Ngoài các dịch vụ sản xuất kinh doanh, các DN, cơ sở trong điều kiện diễn biến thời tiết phức tạp cộng với ảnh hưởng của dịch bệnh, các sản phẩm nông nghiệp của nông dân Hương Trà đều gặp khó.

Hơn 8.000 con gia cầm và 15 tấn thủy sản bí đầu ra. Trong số diện tích 3.100ha lúa đang vào thời kỳ thu hoạch vụ đông xuân, có khoảng 1.000 ha bị đổ ngã do mưa lớn, thiệt hại 20-40%.

Lãnh đạo Phòng Kinh tế TX. Hương Trà cho hay: Những ngày dịch bệnh cao điểm, các sản phẩm nông nghiệp của người dân đã một phần được giải cứu. Khi một số hoạt động kinh tế được nới lỏng sau thời gian giãn cách để phòng chống dịch, các địa phương đang tích cực chỉ đạo nông dân thu hoạch nông sản đang vào vụ và tính đến phương án hỗ trợ kết nối lại thị trường cho người dân.

Nông nghiệp vẫn là nền tảng

Ngoài việc chủ động rà soát các đối tượng người nghèo, lao động yếu thế, mất việc làm để hỗ trợ kịp thời, chính quyền các địa phương nhanh chóng chỉ đạo nông dân thu hoạch vụ đông xuân, triển khai kế hoạch vụ hè thu.

Chủ tịch UBND TX. Hương Trà cho rằng, trong tình cảnh các ngành kinh tế đang lao đao, nông nghiệp sẽ là nền tảng ổn định để các ngành khác phát triển ổn định.

Ngoài các sản phẩm lâu nay đã được liên doanh, liên kết trong sản xuất với các DN như, sen, lúa nếp, có được kênh tiêu thụ chính thống, nông sản của người dân chủ yếu được thương lái thu mua rồi tiêu thụ ở các chợ đầu mối. Địa phương đang có kế hoạch tìm đối tác tiêu thụ sản phẩm.

Theo Trưởng phòng Kinh tế TX. Hương Trà Trần Xuân Anh, ngoài cây trồng, sản phẩm chủ lực đã có biên bản ghi nhớ về tiêu thụ sản phẩm, chúng tôi tổ chức rà soát lại số lượng nông sản trên địa bàn, vận động người dân, các HTX nông nghiệp tham gia liên kết mở rộng quy mô sản xuất, hoàn chỉnh các quy hoạch vùng sản xuất lúa, rau màu quy mô lớn, từng bước phân bố vùng nguyên liệu cho từng công ty, DN liên kết tiêu thụ.

“Sau khi các dịch vụ kinh doanh được nới lỏng, chúng tôi tiếp tục các giải pháp hỗ trợ DN lưu thông hàng hóa. Theo đó, sẽ hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính cho DN; đồng thời cùng tham gia kết nối thị trường, xây dựng kịch bản tiêu thụ. Hương Trà đang có hai dự án (DA) lớn chậm tiến độ là DA Khu nghỉ dưỡng cao cấp ở Hương Hồ và Khu du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái biển tại Hải Dương, sau dịch bệnh sẽ đôn đốc triển khai. Chúng tôi đang tích cực trong công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện các DA xây dựng đường cao tốc, đường điện 500 kV. Những DA này đã có vốn ngân sách nhà nước, đẩy nhanh việc triển khai đồng nghĩa với việc kích thích sản xuất, tăng thu ngân sách...”, Chủ tịch UBND TX. Hương Trà Hà Văn Tuấn chia sẻ.

Bài, ảnh: Lê Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Baosteel Huế cùng hành trình 10 năm phát triển và đóng góp

Công ty TNHH Baosteel Can Making (Huế Việt Nam) được nhận giấy chứng nhận đầu tư do Ban Quản lý Khu Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cấp (nay là Ban Quản lý Khu Kinh Tế, Công nghiệp TP. Huế) vào ngày 18/6/2015. Nhà máy được đặt tại Lô B-13, Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài, phường Phú Bài, TX. Hương Thủy, TP. Huế. Đây là doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài (tổng vốn đầu tư là 84.833.300 USD) với ngành nghề đặc thù - ngành sản xuất lon nhôm duy nhất tại TP. Huế đến nay.

Baosteel Huế cùng hành trình 10 năm phát triển và đóng góp
Dự án Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors Huế:
Giải phóng mặt bằng đảm bảo lợi ích hợp lý cho người dân

Chính quyền địa phương cùng nhà đầu tư đã nhiều lần ngồi lại, tìm giải pháp hướng đến lợi ích cho người dân trên cơ sở đúng pháp luật khi tiến hành giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors Huế. Bên cạnh đó, vẫn rất cần sự đồng thuận của người dân để tháo gỡ vướng mắc, đáp ứng tiến độ.

Giải phóng mặt bằng đảm bảo lợi ích hợp lý cho người dân
Đồng Lâm chủ động các kế hoạch sản xuất ngay từ đầu năm

Năm 2025, Nhà máy xi măng Đồng Lâm phấn đấu sản xuất và tiêu thụ 1,5 triệu tấn clinker và hơn 1,4 triệu tấn xi măng. Để đạt kết quả này, Công ty CP xi măng Đồng Lâm triển khai nhiều giải pháp về nguồn cung nguyên liệu, đổi mới công nghệ và bước đầu đã đem lại kết quả tích cực.

Đồng Lâm chủ động các kế hoạch sản xuất ngay từ đầu năm

TIN MỚI

Return to top