ClockThứ Bảy, 23/01/2021 22:05

Gắn phát triển kinh tế với thay đổi tập quán tiêu dùng

TTH - Cùng với việc thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển sản xuất, làm ăn kinh tế, việc thay đổi tập quán tiêu dùng của nhiều người dân nhằm góp phần thoát nghèo bền vững là giải pháp huyện A Lưới cần hướng đến.

Cần giải pháp chăn nuôi an toànNuôi cá vùng cao

Vất vả sớm hôm nhưng người dân đồng bào các DTTS vẫn còn khó khăn do cách tiêu dùng chưa hợp lý

Làm nhưng không có của để dành

Gặp nhiều người dân xã Hồng Vân (huyện A Lưới) câu chuyện được số đông chia sẻ là dường như không có của để dành. Chị H.T.H, người dân địa phương, thật lòng: “Nhà mình hai vợ chồng và đứa con đều trong độ tuổi đi làm nhưng không có dư. Mỗi lần con đau ốm hay có đám tiệc phải đi mượn tiền”.

Theo ông Lê Ngọc Tĩnh, Phó Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện A Lưới, một trong những trăn trở rất lớn là người dân còn hạn chế trong khả năng tích lũy, mặc dù đã có nhiều chương trình hỗ trợ cho đồng bào các DTTS.

Ông Hồ Viết Ái, Trưởng phòng Dân tộc huyện A Lưới thừa nhận, từ Chương trình 135 và nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, người dân được hỗ trợ cây con giống, đào tạo, chuyển đổi nghề, nguồn vốn hay được hướng dẫn phương thức sản xuất, phát triển kinh tế song vấn đề giảm nghèo bền vững của người dân chưa thực sự tốt.

Theo ông Ái, trong một nghiên cứu của Ban Dân tộc tỉnh liên quan đến thực trạng và đề xuất giải pháp thay đổi tập quán tiêu dùng của đồng bào các DTTS cũng đã chỉ ra hạn chế trong thói quen, tập quán tiêu dùng của không ít người dân đồng bào DTTS là vẫn còn tiêu dùng mang tính tự nhiên, bị chi phối bởi những tập quán lạc hậu, không chú ý đến kế hoạch tiêu dùng hợp lý, dẫn đến các sản phẩm làm ra tập trung chủ yếu trong cúng tế, lễ hội, ít chú ý đến tiêu dùng trong sản xuất, trong y tế, giáo dục…

Mặc dù hiện nay tiêu dùng phục vụ các nghi lễ cúng tế, cưới xin, tang ma đã giảm nhiều, nhưng vẫn còn những gia đình, làng bản ở vùng sâu, vùng xa duy trì tiêu dùng, chi tiêu phục vụ đời sống tâm linh còn tốn kém.

Từng bước thay đổi thói quen tiêu dùng

Huyện A Lưới đang nỗ lực nâng cao đời sống của cư dân nông thôn, nhất là đồng bào DTTS, các xã, thôn đặc biệt khó khăn. Một trong những mục tiêu giai đoạn 2020 – 2025 là tỷ lệ hộ nghèo giảm hằng năm theo tiêu chí mới 3%. Để làm được điều đó, bên cạnh việc hỗ trợ người dân phát triển sản xuất thì điều quan trọng không kém là cần có giải pháp để từng bước thay đổi tập quán, thói quen tiêu dùng của người dân.

Theo ông Hồ Xuân Trăng, Trưởng ban Dân tộc tỉnh, đã là thói quen, tập quán thì không dễ thay đổi ngay mà cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó quan trọng đầu tiên là cần tuyên truyền và nâng cao nhận thức của cán bộ và người dân các DTTS thông qua nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau với sự vào cuộc của tất cả các cấp. Đặc biệt, cần thúc đẩy vai trò, uy tín của già làng, hội đồng già làng, trưởng họ để tuyên truyền, động viên người dân bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, thay đổi tập quán tiêu dùng.

Bên cạnh việc tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn hướng dẫn người dân về cách thức thay đổi tập quán tiêu dùng cũng cần lồng ghép việc xây dựng quy ước, hương ước thôn, bản với các nội dung thay đổi tập quán tiêu dùng hợp lý cho người dân.

A Lưới đang làm khá tốt các phong trào xây dựng đời sống văn hóa. Theo lãnh đạo huyện A Lưới, trên cơ sở đó, các cán bộ quản lý, địa phương có thể chọn lựa những mô hình mẫu như thôn, bản điển hình cho việc việc thay đổi tập quán tiêu dùng. Từ mô hình đã lựa chọn cán bộ quản lý cơ sở cùng với người dân bàn bạc xây dựng tiêu chí thực hiện nếp sống mới về tiêu dùng hợp lý và đưa các tiêu chí đó vào bảng quy ước xây dựng thôn, bản văn hóa, gia đình văn hóa từ đó hướng dẫn mọi người dân trong thôn, bản cùng tự nguyện thực hiện.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển

Từ năm 2000, Thừa Thiên Huế gặp muôn vàn khó khăn sau trận “đại hồng thủy” cuối năm 1999. Dù thế, với những nỗ lực, quyết tâm của hệ thống chính trị, toàn thể người dân, sau gần 25 năm, thành quả lớn nhất là thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam.

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển
Vùng Đông bừng sáng

“Muốn làm giàu tìm đất có thế”! Nghiệm lại lời của tiền nhân, tôi liên tưởng đến vùng Đông Nam của thành phố - Khu Kinh tế (KKT) Chân Mây - Lăng Cô, nơi đã và đang tạo cực tăng trưởng kinh tế hấp dẫn.

Vùng Đông bừng sáng
Bước đệm phát triển sau sáp nhập

Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi phường Hương Hồ và xã Hương Thọ (quận Phú Xuân) “về chung một nhà” với tên gọi mới – phường Long Hồ. Việc sáp nhập 2 phường, xã này vừa tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời mở ra nhiều cơ hội khai thác tối đa lợi thế du lịch, dịch vụ.

Bước đệm phát triển sau sáp nhập
Ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch dịch vụ

Với mục tiêu đưa Thuận Hóa trở thành trung tâm văn hóa, dịch vụ du lịch, thương mại…, giữ vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Huế, cùng với việc triển khai các chương trình, dự án (DA) trọng điểm, năm 2025 quận Thuận Hóa tăng cường nguồn lực đầu tư hạ tầng, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch, dịch vụ, phát triển kinh tế đêm cũng như khai thác tiềm năng du lịch biển, đầm phá trên địa bàn.

Ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch dịch vụ

TIN MỚI

Return to top