ClockThứ Năm, 09/06/2022 14:42

Tạo điều kiện cho doanh nhân nữ tiếp cận chính sách

TTH.VN - Cần xây dựng mạng lưới cố vấn hỗ trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) do nữ làm chủ tiếp cận gần hơn với chính sách là nội dung được đưa ra thảo luận tại hội thảo tham vấn về chính sách hỗ trợ cho DNNVV do phụ nữ làm chủ do Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cục Phát triển Doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tổ chức ngày 9/6

Doanh nghiệp xã hội: Cơ hội vàng cho giới trẻĐồng hành cùng doanh nghiệpĐưa gói hỗ trợ lãi suất 2% vào doanh nghiệp

Doanh nhân nữ bàn về hiệu quả tiếp cận chính sách

Nhiều rào cản trong tiếp cận chính sách

Kết quả khảo sát của Công ty tư vấn Palladium& Công ty tư vấn Mekong Economics, Thừa Thiên Huế là 1 trong 10 địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ DN và là địa phương dẫn đầu trong việc linh động bàn hành và hướng dẫn chính sách hỗ trợ DN. Trong đó, công tác hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực được Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp các hội, hiệp hội tổ chức khá tốt. Các khóa đào tạo nâng cao năng lực kinh doanh và DN, quản trị với hơn 3.200 lượt doanh nhân tham gia...; đào tạo hơn 1.000 doanh nhân về các kỹ năng quản lý… Các ưu đãi thuế và kế toán cũng được hiện thực hóa với hơn 300 DNNVV được hỗ trợ, tổng kinh phí hỗ trợ gần 500 triệu đồng, trong đó có 30% DNNVV do phụ nữ làm chủ.

Ngoài ra, các hoạt động hỗ trợ DNNVV do nữ làm chủ chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên DN được đặc biệt quan tâm. Trong đó, DNNVV do nữ làm chủ khởi nghiệp sáng tạo được thúc đẩy bằng việc hỗ trợ thực hiện các đề tài nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và đăng ký công bố tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm của DN đang trong quá trình chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên DN do phụ nữ làm chủ. Hỗ trợ mua sắm, lắp đặt trang thiết bị, máy móc phục vụ cho phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới; hỗ trợ tổ chức hoặc tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường cho DN đang trong quá trình chuyển đổi từ hộ kinh doanh do phụ nữ làm chủ…

Tuy nhiên theo nhìn nhận của các chuyên gia, cũng như cộng đồng doanh nhân nữ, các DN do phụ nữ làm chủ vẫn còn gặp phải nhiều rào cản hơn so với nam giới trong tiếp cận chính sách. Cho nên, những chính sách liên quan đến việc trợ giúp DN nữ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Ví dụ, các DNNVV do phụ nữ làm chủ có khả năng vay ngân hàng thấp hơn đến 10 điểm phần trăm so với những DN có hiệu quả kinh doanh tương tự do nam giới điều hành. Thậm chí, khi họ có được khoản vay, số tiền cho vay thường nhỏ hơn và có kỳ hạn ngắn hơn.

Nâng cao xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp                       

Theo chuyên gia chính sách Phạm Hoàng Ngân, để tăng khả năng tiếp cận chính sách cho DNNVV do nữ làm chủ, Thừa Thiên Huế cần nghiên cứu mở rộng danh mục ưu tiên đầu tư của tỉnh, danh mục ưu tiên bảo lãnh tín dụng cho DNNVV giai đoạn 2022-2025 trình HĐND tỉnh phê duyệt. Trong đó, nghiên cứu bổ sung một số ngành ưu tiên đầu tư và ưu tiên bảo lãnh tín dụng cho DNNVV do phụ nữ làm chủ.

Trong kế hoạch hỗ trợ DNNVV, tỉnh phục hồi kinh tế trong tình hình mới, cần đề xuất nhiệm vụ cho Quỹ Đầu tư và Phát triển và Quỹ Bảo lãnh Tín dụng DNNVV phối hợp với Hội Doanh nhân nữ tỉnh thực hiện các hoạt động bảo lãnh tín dụng cho DNNVV do nữ làm chủ chịu ảnh hưởng của COVID-19. Ngoài ra, cần hỗ trợ tăng cường năng lực cho Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh hoàn thiện bộ công cụ và tiêu chí xếp hạng tín nhiệm DN. Đồng thời, tổ chức đào tạo, hướng dẫn cho DNNVV do nữ làm chủ áp dụng bộ công cụ và tiêu chí xếp hạng tín nhiệm DN để tự đánh giá xếp hạng tín nhiệm của DN và xác định các phương án nâng cao xếp hạng tín nhiệm DN.

Bà Trịnh Thị Hương, Trưởng Phòng Tổng hợp và Chính sách, Cục Phát triển DN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, không nên ban hành các chính sách tách riêng đối với DNNVV do nữ làm chủ mà nên lồng ghép các chính sách hỗ trợ trong đó ưu tiên DNNVV do nữ làm chủ. Ngoài ra, Thừa Thiên Huế cần hỗ trợ kết nối mạng lưới chuyên gia tư vấn phát triển DN; hỗ trợ đào tạo quản trị DN; hỗ trợ chi phí đào tạo cho người lao động của DN cho các DNNVV do nữ làm chủ đã chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên DN giúp doanh nhân nữ có thêm kiến thức, kỹ năng quản trị DN hiệu quả.

“Hiện, các chính sách hỗ trợ DN rất nhiều và khá sát với thực tế của DN như chính sách hỗ trợ chuyển đổi số, đào tạo DN, kết nối thị trường… trong đó DNNVV do nữ làm chủ luôn là đối tượng được ưu tiên. Chính quyền, các sở, ngành cũng đã có những thay đổi trong tư duy hỗ trợ DN theo hướng lấy DN làm trung tâm bằng cách bắt tay kết nối với cộng đồng DN, tìm đến DN để hỗ trợ thay vì đợi DN liên hệ để được tư vấn hỗ trợ. Tuy nhiên, DNNVV nói chung và DNNVV do nữ làm chủ nói riêng cũng cần mạnh dạn, chủ động trong tiếp cận chính sách cũng như nâng cao năng lực của chính mình. Việc này có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức, trong đó có chủ động đăng ký tham gia các khóa đào tạo khác nhau do các sở ngành tổ chức, tham gia các hội, nhóm để có cách tiếp cận đa chiều với chính sách, ông Lê Văn Cường, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư khẳng định.

Bài, ảnh: Hoàng Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động

Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã công bố tiền thưởng Tết 2025, dựa trên những công bố của các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, dự báo nền kinh tế phục hồi, kinh doanh khả quan, thưởng Tết năm nay nhìn chung khá hơn năm trước.

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động
Còn sức, còn lao động

250 triệu đồng lãi ròng mỗi năm từ trồng lúa và nấm rơm, là thành quả từ tình yêu lao động và sự chăm chỉ mà vợ chồng ông Lê Duy Quát và bà Nguyễn Thị Vui (Phú Lương, Phú Vang) “gặt hái” bao năm qua.

Còn sức, còn lao động
Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp

Việc chưa đồng bộ thông tin về địa giới hành chính trong đăng ký kinh doanh với dữ liệu thuế từ Tổng cục Thuế đang gây một số khó khăn cho doanh nghiệp (DN) trong quá trình thực hiện đăng ký thay đổi địa giới hành chính trên giấy đăng ký kinh doanh.

Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp
Doanh nghiệp tập trung sản xuất và chăm lo Tết cho người lao động

Những ngày này, các doanh nghiệp vừa tập trung sản xuất để hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024, vừa tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống cho người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Hầu hết các doanh nghiệp đều chủ động chuẩn bị hậu cần phục vụ người trực Tết; tổ chức trao quà Tết tặng cán bộ, công nhân viên; trợ cấp cho các gia đình công nhân có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ vé xe cho người lao động ở xa về nhà đón Tết.

Doanh nghiệp tập trung sản xuất và chăm lo Tết cho người lao động

TIN MỚI

Return to top