ClockThứ Ba, 07/06/2022 07:45
CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, LẦN THỨ IV NHIỆM KỲ 2022 - 2027

Đồng hành cùng doanh nghiệp

TTH - Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh ngày càng đổi mới, sáng tạo, đồng hành cùng hội viên phát triển sản xuất, kinh doanh (SXKD), trở thành cầu nối quan trọng giữa DN với các cấp chính quyền, tham gia cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của toàn tỉnh.

Cơ hội để doanh nghiệp thâm nhập thị trườngDoanh nghiệp cần chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn để “sinh tồn”Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh ủng hộ 300 triệu đồng mua vắc- xin phòng, chống dịch COVID-19

Hiệp hội DN tỉnh thành lập câu lạc bộ DN Chuyển đổi số

Giúp DN nâng cao năng lực kinh doanh, quản trị

Hội thảo “Quản trị và vận hành DN tinh gọn, hiệu quả” do Hiệp hội DN tỉnh tổ chức tháng 4 vừa qua, thu hút rất đông các DN tham gia. Không chỉ hội viên hiệp hội mà còn nhiều DN khác cũng tham dự. Tại hội thảo, TS. Nguyễn Thanh Tùng, Phó Chủ tịch Hội chất lượng TP. Hồ Chí Minh và Việt Nam, Viện trưởng Viện Quản trị Tri thức Kmi chia sẻ nguyên tắc và công cụ cải tiến có hệ thống, tập trung vào việc tạo giá trị từ góc nhìn của khách hàng, loại bỏ những lãng phí trong quá trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ của DN…

Ông Nguyễn Đình Thuận, Giám đốc Công ty CP Du lịch Đại Bàng cho biết, hội thảo trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng giúp DN quản trị tinh gọn hiệu quả, đem đến những giá trị tốt nhất cho khách hàng với nguồn lực ít lãng phí nhất có thể. “Để áp dụng những kiến thức, kinh nghiệm từ hội thảo vào DN hiệu quả, công ty tôi đã cử 3 cán bộ tham gia diễn đàn này”, ông Thuận chia sẻ.

Theo ông Dương Tuấn Anh, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, hội thảo “Quản trị và vận hành DN tinh gọn, hiệu quả” là một trong rất nhiều hoạt động đào tạo nâng cao năng lực kinh doanh, quản trị DN được Hiệp hội DN tỉnh chú trọng thực hiện trong suốt nhiệm kỳ. Đó còn là hội thảo “Tìm giải pháp cho DN vượt qua khó khăn do dịch COVID-19”, “Tìm nguồn vốn ưu đãi, hỗ trợ DN quản trị dòng tiền hiệu quả”. Các khóa học: “Giải pháp xây dựng hệ thống quản lý DN hiệu quả”, "Giải pháp nâng cao năng suất lao động cho DN", “Xây dựng văn hóa DN để phát triển bền vững”... cũng thường xuyên được tổ chức. Số doanh nhân, nhân viên các DN được hiệp hội đào tạo trong nhiệm kỳ là hơn 8.100 người trong gần 100 khóa đào tạo, với tổng kinh phí hàng tỷ đồng. Diễn giả tại các khóa đào tạo là những chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế; qua đó, giúp DN có thêm nhiều kiến thức, kỹ năng, tư duy và nhận thức cốt lõi về quản trị, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong môi trường kinh doanh hiện đại.

Nhiều đồng hành thiết thực khác

5 năm liền Hiệp hội DN tỉnh được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam tặng Bằng khen về thành tích tổ chức các hoạt động góp phần xây dựng, phát triển cộng đồng DN; được UBND tỉnh và UBMTTQVN tỉnh tặng Bằng khen về nhiều mặt hoạt động, nhất là tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh cũng như hỗ trợ cộng đồng.

Hiệp hội DN tỉnh còn vận động DN tham gia các Hội chợ thương mại trong nước và quốc tế, giúp DN phát triển thị trường, nhất là các sản phẩm đặc sản của tỉnh. Để đẩy mạnh chuyển đổi số trong DN, Hiệp hội DN tỉnh đã thành lập câu lạc bộ DN chuyển đổi số, tập hợp những DN, tổ chức, cá nhân cùng nhau chia sẻ những hiệu quả, kinh nghiệm ứng dụng chuyển đổi số trong SXKD.

Hàng năm, hiệp hội chủ động phối hợp tổ chức hội nghị gặp mặt DN, để lãnh đạo tỉnh trực tiếp nghe ý kiến phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong SXKD. Đồng thời, thường xuyên phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tổ chức các chương trình đối thoại ”, ông Tuấn Anh thông tin.

Năm 2021, khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, hiệp hội chủ động đề xuất làm đầu mối tổ chức tiêm vắc-xin phòng dịch cho các DN hội viên; và đã tiêm hơn 15.000 liều vắc-xin phòng COVID-19, góp phần giúp DN ổn định SXKD trong tình hình dịch. Đồng thời, kịp thời thông báo, hướng dẫn các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh cho DN và người lao động trong DN, giúp DN tiếp cận nhanh và hiệu quả.

An sinh xã hội cũng là một trong những hoạt động mà Hiệp hội DN tỉnh chú trọng trong nhiệm kỳ. Hiệp hội vận động, quên góp gần 11 tỷ đồng và hơn 50 tấn hàng hóa thiết yếu và vật tư y tế hỗ trợ người lao động gặp khó khăn trong các DN, lực lượng trên tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19, người dân bị ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh.

Một số chỉ tiêu cơ bản nhiệm kỳ 2022 – 2027:

- Phấn đấu mỗi năm kết nạp thêm từ 20 - 30 hội viên.

- Tổ chức tối thiểu 3 chương trình đào tạo nâng cao năng lực quản trị DN cho hội viên/năm.

- Tổ chức tối thiểu 2 khóa đào tạo chuyển đổi số cho DN hội viên/năm.

- Hoàn thiện và chính thức đưa sàn thương mại điện tử của hiệp hội đi vào sử dụng để hỗ trợ DN hội viên trong việc quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm.

- Tổ chức được tối thiểu 3 chương trình đối thoại giữa hiệp hội với lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành trong nhiệm kỳ.

Bài, ảnh: Hải Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động

Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã công bố tiền thưởng Tết 2025, dựa trên những công bố của các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, dự báo nền kinh tế phục hồi, kinh doanh khả quan, thưởng Tết năm nay nhìn chung khá hơn năm trước.

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Còn sức, còn lao động

250 triệu đồng lãi ròng mỗi năm từ trồng lúa và nấm rơm, là thành quả từ tình yêu lao động và sự chăm chỉ mà vợ chồng ông Lê Duy Quát và bà Nguyễn Thị Vui (Phú Lương, Phú Vang) “gặt hái” bao năm qua.

Còn sức, còn lao động

TIN MỚI

Return to top