ClockThứ Năm, 23/03/2023 15:11

Mắm Quảng Công ngày càng đi xa

TTH - Từ khi được tỉnh công nhận làng nghề truyền thống và mới đây thành lập hợp tác xã, nghề chế biến mắm, nước mắm Tân Thành, xã Quảng Công (Quảng Điền) có nhiều cơ hội phát triển nghề truyền thống của vùng ven biển này.

Xây dựng sản phẩm OCOP nước mắm Phú DiênCơ hội từ sản phẩm OCOP

leftcenterrightdel
Bà Giang kiểm tra mắm đang ủ muối 

Mắm, nước mắm Tân Thành vốn nổi tiếng không chỉ trong vùng mà lan tỏa sang nhiều nơi trong và ngoài tỉnh. Một thời, người dân Phong Hải, hay Ngũ Điền (Phong Điền) muốn chế biến nước mắm phải đến thôn Tân Thành mua nguyên liệu (cá mắm chín qua ủ muối) về “đăng” lấy nước mắm bán cho người dân địa phương và các vùng lân cận.

Sau nhiều biến cố của lịch sử, vùng ven biển Tân Thành đến nay vẫn còn đến 35% hộ dân sống nhờ vào nghề làm mắm, nước mắm có cuộc sống ổn định. Các hộ đầu tư sản xuất quy mô lớn còn vươn lên khá giả, có cơ hội làm giàu. Với người dân địa phương, nghề này không chỉ mang lại nguồn thu nhập, kinh tế gia đình mà còn là nét đẹp truyền thống văn hóa của ngư dân.

Mắm, nước mắm từ lâu trở thành món ăn không thể thiếu của người dân địa phương và quanh vùng. Các loại sản phẩm quen thuộc như mắm ruốc, mắm cá mục, cá trích, cá cơm, mắm dưa, mắm thính, nước mắm ruốc, nước mắm cá... chế biến từ các loại hải sản tươi ngon được ngư dân đánh bắt vùng lộng, ven bờ. Cá vừa đánh bắt vào, đang tươi rói, người dân đưa vào ủ muối nên sản phẩm vừa chất lượng cao lại vừa thơm ngon.

Tuy nhiên, một thời gian dài, người dân chủ yếu sản xuất tự phát, mạnh ai nấy làm, chưa có thương hiệu nên đầu ra khá bấp bênh, chất lượng chưa cao. Môi trường khu dân cư bị ô nhiễm do chưa có hệ thống xử lý chất thải, phế thải từ mắm tràn ra đường, khu dân cư bốc mùi hôi khó chịu. Điều này gây trở ngại trong việc thúc đẩy phát triển làng nghề chế biến mắm, nước mắm của làng quê ven biển Tân Thành.

Hiện nay, sản phẩm nước mắm Quảng Công đã được hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị cấp trên công nhận sản phẩm OCOP 5 sao. Ngoài sản phẩm làng nghề Tân Thành, hiện nay Quảng Công đang vận động Nhân dân phát triển nghề chế biến mắm, nước mắm ở thôn An Lộc, hướng đến công nhận làng nghề truyền thống của địa phương.

Bà Hồ Thị Giang, Giám đốc Hợp tác xã chế biến mắm, nước mắm Tân Thành chia sẻ, từ khi sản phẩm được tỉnh công nghệ nghề truyền thống là niềm tự hào, tạo động lực cho người dân duy trì và phát triển làng nghề, tạo sản phẩm ngày càng chất lượng, thơm ngon. Mắm, nước mắm được địa phương đăng ký, xây dựng thương hiệu. Từ đó, sản phẩm của làng nghề luôn được thị trường nhiều tỉnh, thành ưa chuộng. Một lượng sản phẩm khá lớn được bán sang các nước Mỹ, Úc, Canada… thông qua Việt kiều bằng hình thức “xách tay”.

Thời điểm khó khăn nhất đối với làng nghề mắm truyền thống Tân Thành là ảnh hưởng sự cố môi trường biển do Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa gây ra và mới đây là dịch COVID-19. Nhưng bằng nhiều biện pháp, sự hỗ trợ của các cấp, ban ngành, chính quyền địa phương, làng nghề vẫn vượt qua khó khăn, tiếp tục duy trì và phát triển. Đến nay, các loại sản phẩm mắm, nước mắm Tân Thành vẫn tiêu thụ ổn định.

Mới đây, sản phẩm mắm, nước mắm Tân Thành được công nhận sản phẩm OCOP. Bà Hồ Thị Giang khẳng định, với thị trường ưa chuộng, tiêu thụ rộng lớn như hiện nay và chất lượng được kiểm định đảm bảo an toàn, sản phẩm mắm, nước mắm Tân Thành xứng đáng đạt OCOP chuẩn 5 sao trong thời gian sắp đến.

Từ sản xuất nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết, thị trường bó hẹp và tiêu thụ không ổn định, nay mắm, nước mắm làng nghề Tân Thành đã có thương hiệu, được thị trường trong và ngoài nước biết đến, tiêu thụ mạnh. Nhiều hộ đầu tư sản xuất quy mô khá lớn, mỗi năm bình quân mỗi hộ sản xuất 60-70 lu, riêng mỗi cơ sở đã đăng ký thương hiệu có quy mô 100 lu/năm, tương đương khoảng 10 ngàn lít.

Bài, ảnh: HOÀNG THẾ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấm lửa rèn Bao Vinh

Người xưa truyền lại, nghề rèn Bao Vinh (phường Hương Vinh, quận Xuân Phú) đã có từ lâu đời với nguồn gốc từ làng Hiền Lương (thị xã Phong Điền) nổi tiếng nghề rèn, nghề sắt truyền thống.

Ấm lửa rèn Bao Vinh
Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế còn gìn giữ và lưu truyền nhiều nghề, làng nghề truyền thống đặc sắc, có nhiều tài nguyên du lịch văn hoá và tài nguyên du lịch thiên nhiên có thể kết hợp với du lịch nghề, làng nghề truyền thống. Đó là cơ sở để mảnh đất Cố đô phát triển loại hình du lịch bổ trợ cho thế mạnh du lịch văn hóa - di sản.

Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế
"Chắp cánh" cho sản phẩm nông sản, làng nghề vươn xa

Sau 2 ngày diễn ra Hội chợ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản, làng nghề do Hội Nông dân, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị xã Hương Trà phối hợp tổ chức tại công viên trung tâm thị xã, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, OCOP của địa phương có thêm cơ hội để vươn xa...

Chắp cánh cho sản phẩm nông sản, làng nghề vươn xa
Nghề làm mõ trên đồi Thủy Xuân

Vùng đồi Thủy Xuân, TP. Huế nổi tiếng với những ngôi chùa cổ như Từ Hiếu, Đông Thuyền, Bảo Lâm, Châu Lâm, Diệu Nghiêm... Lạc bước vào chốn mây gió tiêu diêu với nhiều rặng thông vi vu trên những sườn đồi này, vào buổi sớm tinh mơ hay khi hoàng hôn về, nghe trong gió tiếng chuông chùa ngân vang và cả những tiếng mõ đều đều từ những cánh cửa chùa vọng lại. Chợt thấy lòng êm dịu và thanh thản lạ thường.

Nghề làm mõ trên đồi Thủy Xuân
Du lịch làng nghề hấp dẫn du khách

Cùng với các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử trên địa bàn, du lịch làng nghề truyền thống đã và đang được du khách ưa chuộng khi nhiều cơ sở kinh doanh, làng nghề triển khai nhiều cách làm hay vừa giúp tăng thêm thu nhập, ổn định kinh tế gia đình, vừa bảo tồn và phát triển nghề truyền thống.

Du lịch làng nghề hấp dẫn du khách

TIN MỚI

Return to top