ClockThứ Tư, 29/07/2020 15:19

Doanh nghiệp dệt may điêu đứng vì bị hoãn, hủy đơn hàng

Thiếu hụt nguồn nguyên liệu, đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh do bị hoãn, hủy, giãn tiến độ giao hàng làm ngành dệt may gặp nhiều khó khăn.

Ổn định nguồn cung, mở rộng thị trườngCó đảm bảo được xuất xứ nội khối?Phát triển khu công nghiệp dệt may, da giày và hóa chấtTặng 60 suất quà trị giá 60 triệu đồng cho thanh niên công nhânXuất khẩu gặp khó, các doanh nghiệp dệt may chuyển dịch đơn hàngĐưa ra thị trường hơn 38 triệu khẩu trang vải phòng dịch Covid-19

Dệt may là một trong những ngành sản xuất chịu tác động nhiều nhất bởi đại dịch Covid-19. Đến thời điểm này vẫn nhiều doanh nghiệp lao đao, điêu đứng.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, 6 tháng đầu năm nay, sản lượng sản xuất dệt chỉ tăng 2,8%, bằng 1/3 so với cùng kỳ ngoái. Sản xuất trang phục tháng 6 tăng 17,5% so với tháng 5 nhưng tính chung 6 tháng vẫn giảm gần 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thiếu hụt nguồn nguyên liệu, đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh do bị hoãn, hủy đơn hàng, giãn tiến độ giao hàng làm ngành dệt may gặp nhiều khó khăn.

Trong thời gian này, tình hình sản xuất, xuất khẩu của ngành dệt may cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt nguồn nguyên liệu; đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh do bị hoãn, hủy đơn hàng, giãn tiến độ giao hàng và chậm thanh toán; ngành dệt may mất tới 50% đơn hàng trong tháng 5 và giá sản phẩm giảm khoảng 20%. Những yếu tố này đã khiến các doanh nghiệp trong ngành lâm vào tình cảnh điêu đứng, khó khăn gấp bội phần.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty may Hưng Yên nêu thực tế: Như mọi năm, đơn hàng khoảng tháng 7, 8 đã bắt đầu ký đơn hàng để sản xuất từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Nhưng do Covid-19, hiện khách hàng hầu như chưa đến.

“Cho đến bây giờ có thể nói rằng đơn vị nào có năng lực thì sản xuất của Quý 4 được khoảng 10%, còn lại hầu như chưa có gì cả. Đây là điều đáng báo động cho toàn ngành dệt may về vấn đề sản xuất hàng cuối năm nay”, ông Dương cho hay.

Cũng là doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực dệt may với trên 12.000 lao động, Tổng công ty May 10 từ tháng 3 đến nay, các đơn hàng đối với thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ, Châu Âu…  đều bị sụt giảm nghiêm trọng.

Những sản phẩm chủ lực của May 10 trong những năm qua như veston, sơ mi, quần âu và may mặc thời trang công sở cầu bị giảm sút rất mạnh, thậm chí có thời điểm doanh nghiệp phải hủy đơn hàng đối với các đối tác nhập khẩu.

Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc May 10 cho biết, trong quý 1 doanh nghiệp phải đối mặt với thách thức thiếu nguồn cung nguyên liệu. Đến quý 2 bị “gẫy cầu” vì tất cả các sản phẩm tiêu thụ ở các thị trường lớn đều dừng nhập khẩu. Chính vì vậy lượng hàng trong quý 2 thiếu 35-50% năng lực sản xuất của May 10 do không có đơn hàng.

“Hiện đã có một số khách hàng có dấu hiệu quay trở lại đặt hàng, nhưng sản lượng hồi phục và giá hồi phục thì vẫn đang thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể, lượng đặt hàng hồi phục hiện nay chỉ chiếm khoảng 50 - 60% năng lực sản xuất của May 10, còn về giá thì họ đang yêu cầu phải giảm 10 - 20% so với cùng kỳ 2019. Đây là những vấn đề mà chúng tôi đang phải đau đầu để cân đối”, ông Việt chia sẻ.

Để đối phó với tình hình trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19, các doanh nghiệp dệt may đã và đang chuyển đổi quy trình sản xuất, sản phẩm, thúc đẩy chuyển đổi nhanh kết cấu mặt hàng truyền thống sang mặt hàng có khả năng thích ứng nhanh. Cụ thể như, khi gặp khó đơn hàng với mặt hàng veston cao cấp, sơ mi cao cấp... thì chuyển sang đồ bảo hộ lao động, may đồ dệt kim, sơ mi truyền thống, sản xuất khẩu trang vải, đồ bảo hộ trong nước và xuất khẩu...

Còn theo các chuyên gia, đây là thời điểm thích hợp để ngành dệt may đào tạo lại người lao động, nâng cao tay nghề nhằm tăng năng suất, giảm giá thành sản phẩm giữ chân khách hàng trong gian đoạn tiếp theo. Cùng với đó, để giảm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng, nhà nước cần tăng cường các hoạt động bảo lãnh, Ngân hàng Trung ương tăng cường cấp vốn cho các ngân hàng thương mại, bằng cách để điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn thuận lợi hơn. Khi mà lãi suất được giảm, thời hạn cho vay được dài hạn thì mới có thể phục hồi sức khỏe cho doanh nghiệp.

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc nhận định: “Chúng ta đã là người đi trước, nhưng đừng bao giờ là người về sau. Chúng ta đi trước trong việc phòng chống dịch bệnh, nhưng rất có thể về sau trong cuộc tái khởi động phục hồi kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh có sự chuyển dịch nhanh chóng của các chuỗi cung ứng, chúng ta có thể sẽ mất thời cơ của các nền kinh tế khác thâm nhập vào chuỗi cung ứng”.

Theo dự báo của của Bộ Công Thương, theo chu kỳ hàng năm, kim ngạch xuất khẩu dệt may sẽ tăng mạnh nhất vào những tháng cuối năm do nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm dệt may tại các dịp lễ, tết… Cùng với đó, các thị trường xuất khẩu chính của ngành dệt may như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu đã nới lỏng chính sách giãn cách xã hội; theo đó cầu tiêu dùng, mua sắm của người dân tăng dần.

Tháng 8 tới đây, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) sẽ được thực thi với gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu. Điều này sẽ mở ra thị trường xuất khẩu lớn với 500 triệu dân, trong đó ngành may mặc được hưởng lợi nhiều khi được giảm thuế nhập khẩu về 0%... Điều này được kỳ vọng sẽ giúp vực dậy doanh nghiệp dệt may.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuyên dương 12 đảng viên trẻ tiêu biểu

Sáng 24/1, Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp TP. Huế tổ chức lễ dâng hoa, báo công lên Chủ tịch Hồ Chí Minh và tuyên dương đảng viên trẻ xuất sắc tiêu biểu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Hoạt động hướng đến kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).

Tuyên dương 12 đảng viên trẻ tiêu biểu
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Baosteel Huế cùng hành trình 10 năm phát triển và đóng góp

Công ty TNHH Baosteel Can Making (Huế Việt Nam) được nhận giấy chứng nhận đầu tư do Ban Quản lý Khu Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cấp (nay là Ban Quản lý Khu Kinh Tế, Công nghiệp TP. Huế) vào ngày 18/6/2015. Nhà máy được đặt tại Lô B-13, Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài, phường Phú Bài, TX. Hương Thủy, TP. Huế. Đây là doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài (tổng vốn đầu tư là 84.833.300 USD) với ngành nghề đặc thù - ngành sản xuất lon nhôm duy nhất tại TP. Huế đến nay.

Baosteel Huế cùng hành trình 10 năm phát triển và đóng góp
Doanh nghiệp công nghệ số vươn ra biển lớn

Điểm nhấn công nghệ Việt Nam năm 2024 là sự kiện Tập đoàn NVIDIA (nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới có giá trị vốn hoá 3.550 tỷ USD đã mua lại VinBrain của Tập đoàn Vingroup, tạo dấu mốc doanh nghiệp công nghệ Việt Nam vươn ra biển lớn.

Doanh nghiệp công nghệ số vươn ra biển lớn
Liên quan đến việc nâng cấp dữ liệu thuế:
Doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế theo địa chỉ quận Thuận Hoá

Việc chưa việc đồng bộ dữ liệu của cơ quan thuế do có sự thay đổi về mã định danh các đơn vị hành chính trên địa bàn thành phố Huế không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc chậm cập nhật các thông tin liên quan địa giới hành chính trên giấy đăng ký kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến một số hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế theo địa chỉ quận Thuận Hoá

TIN MỚI

Return to top