ClockThứ Ba, 17/07/2018 14:00

Giáo viên mầm non: Áp lực lớn về giờ giấc

TTH - “Đã có trường hợp giáo viên mầm non A Lưới gửi văn bản kiến nghị đến UBND huyện, Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị trả lời, giáo viên trực buổi trưa, làm việc ngoài giờ, ai trả lương? Tuy nhiên, chẳng có quy định nào để thực hiện nội dung này cả. Quả là giáo viên mầm non rất thiệt thòi”. Ông Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo với Ban Văn hóa – Xã hội- HĐND tỉnh.

Nâng cao đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻTrẻ mẫu giáo vùng đặc biệt khó khăn và thuộc hộ nghèo được hỗ trợ ăn trưaChính sách đối với giáo viên mầm non

Lớp 5 tuổi, Trường mầm non An Cựu

Thực hiện thông tư liên tịch giữa Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, cho thấy sức làm việc của giáo viên mầm non là rất lớn. Đơn cử, đối với nhóm trẻ: 1 giáo viên nuôi dạy 6 trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi hoặc 8 trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi, hoặc 10 trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi; đối với lớp mẫu giáo học 2 buổi ngày: 1 giáo viên nuôi dạy 11 trẻ từ 3 - 4 tuổi hoặc 14 trẻ từ 4 - 5 tuổi hoặc 16 trẻ từ 5 - 6 tuổi; đối với lớp mẫu giáo học 1 buổi/ngày: 1 giáo viên nuôi dạy 21 trẻ từ 3 - 4 tuổi, hoặc 25 trẻ từ 4 - 5 tuổi, hoặc 29 trẻ từ 5 - 6 tuổi.

Với số lượng cháu đông, còn nhỏ, giáo viên  mầm non khá vất vả để chăm, dạy các cháu. Thế nên, thời gian làm việc của giáo viên mầm non không như công chức bình thường là 40 giờ/tuần (8 giờ/ngày x 5 ngày) mà nhiều hơn. Các cô mầm non phải đến trường lúc 6-7 giờ sáng để đón các cháu rồi chờ đến khi các cháu được đón các cô mới về.

Cô Châu, giáo viên mầm non Trường mầm non Hoa Mai, TP. Huế cho hay: “Đa số các cháu gửi vào Trường mầm non Hoa Mai đều là con của cán bộ, công chức, viên chức, họ phải đi làm việc đúng giờ nên cần gửi các cháu sớm. Chúng tôi rất hiểu điều này và thường đến trường rất sớm để đón các cháu. Là giáo viên mầm non thì phải yêu nghề, yêu trẻ nhỏ”.

Cô giáo Nguyễn Thị Tài, Hiệu trưởng Trường mầm non An Cựu nói rằng: “Để làm tốt công tác nuôi – dạy các cháu, chúng tôi luôn động viên các cô vượt qua khó khăn trước mắt để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Giáo viên mầm non vất vả lắm, bởi các cô vừa là mẹ vừa là cô, phải chăm sóc, nuôi dạy để các cháu được phát triển một cách toàn diện nhất”.

Trò chuyện với tôi, nhiều bậc phụ huynh chia sẻ: “Với đặc thù công việc phải làm đúng giờ hành chính, nếu không có các cô mầm non trông giữ cháu chúng tôi khó bố trí, sắp xếp công việc”.

Trước đây, giáo viên mầm non đều thuộc diện ngoài công lập nên họ không có hệ số lương mà chỉ hưởng phụ cấp. Năm 2011, tỉnh Thừa Thiên Huế gần như là địa phương đầu tiên trong cả nước mạnh dạn chuyển đổi 99 trường mầm non bán công sang công lập và đưa gần 2.800 giáo viên mầm non vào biên chế, thể hiện sự quyết tâm rất lớn của tỉnh khi nhận thấy đời sống giáo viên mầm non còn khó khăn, nhằm hỗ trợ một phần thu nhập, cải thiện đời sống cho họ. Tuy thế, mức lương cơ sở của giáo viên mầm non khá thấp, có người khởi điểm chỉ từ 1,86 (mầm non hạng IV), có người khởi điểm 2,10 (mầm non hạng III) nên tổng thu nhập của nhiều giáo viên chưa đảm bảo cuộc sống.

Ông Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, bộc bạch: “Với mức lương như vậy, chỉ có những người thực sự tâm huyết với nghề, thực sự thương yêu trẻ mới đảm đương được công việc. Những người làm quản lý giáo dục rất hiểu công việc của các cô, song chưa có cách nào để tăng thêm nguồn thu nhập cho giáo viên mầm non”.

Bài, ảnh: Hoàng Trọng Bửu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Áp lực của học sinh từ các cuộc thi

Việc tổ chức các cuộc thi cho học sinh không chỉ giúp nâng cao sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực mà còn góp phần giáo dục toàn diện cho các em.

Áp lực của học sinh từ các cuộc thi
Giảm bớt những áp lực vô hình cho học sinh

Khi hỏi về những áp lực mà bản thân đang đối mặt, rất nhiều học sinh có chung câu trả lời là áp lực về các thành tích trong học tập. Em Đinh Vũ Kiều Anh học sinh Trường THCS Nguyễn Chí Diểu (TP. Huế) giãi bày: “Học sinh chúng em đang chịu áp lực về điểm số học tập hoàn hảo”. Đoàn Phan Thục Hiền ở Trường THCS Phú Mậu thì cho rằng, chính những yêu cầu cao của thầy cô cho từng môn học trên lớp, những kỳ vọng của bố mẹ vào con cái tạo nên áp lực cho chúng em.

Giảm bớt những áp lực vô hình cho học sinh
“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con

TIN MỚI

Return to top