ClockThứ Bảy, 21/09/2013 11:11

Triển lãm phiên bản bút phê của các hoàng đế triều Nguyễn

TTH.VN - Châu bản triều Nguyễn là loại hình tài liệu Hán - Nôm thuộc diện quý hiếm đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I (thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước - Bộ Nội vụ).

Chiều 20/9, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tổ chức khai mạc triển lãm thư tịch với chủ đề “Bút phê của các hoàng đế trên Châu bản triều Nguyễn”tại không gian của trường lang – Đại Nội.


Giới thiệu với du khách về các phiên bản

Đây là một trong những hoạt động nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, 10 năm Nhã nhạc Cung đình Huế được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của Nhân loại và kỷ niệm 90 năm thành lập Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.
 
Triển lãm giới thiệu trên 150 phiên bản tài liệu của 10 hoàng đế triều Nguyễn, gồm: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Kiến Phúc, Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định, Bảo Đại. Đây là những văn bản hành chính của triều Nguyễn do các cơ quan chính quyền từ Trung ương đến địa phương soạn thảo và thông qua hoàng đế “ngự lãm”, “ngự phê” bằng mực son để truyền đạt ý chỉ hoặc giải quyết những vấn đề của đất nước lúc bấy giờ. 
 
Tất cả những điều đó sẽ góp phần cung cấp thêm những thông tin về tư tưởng chỉ đạo, quan điểm của các hoàng đế của từng thời đoạn lịch sử đối với các vấn đề khác nhau trong điều hành tổ chức nhà nước. Đây cũng là lần đầu tiên công chúng có cơ hội biết đến chữ viết của 10 vị hoàng đế triều Nguyễn trong cùng một chủ đề.
 
Bút phê của các hoàng đế trên Châu bản triều Nguyễn với các hình thức phản ánh nội dung như: 1 nét son được chấm lên đầu văn bản hoặc một vấn đề thể hiện sự đồng ý của nhà vua; 1 đoạn, 1 câu hay 1 vài chữ do đích thân nhà vua viết thể hiện quan điểm hoặc cho ý kiến chỉ đạo; 1 vòng son được nhà vua khuyên lên điều khoản, tên người hoặc vấn đề được nhà vua chấp thuận; nét son được phẩy lên tên người hoặc vấn đề nào đó thể hiện sự lựa chọn hoặc không chấp thuận của nhà vua; nét son được gạch sổ trực tiếp lên những chỗ cần sửa chữa hoặc không được chấp thuận; các chữ, câu, đoạn viết bên cạnh những chữ đã sổ bỏ nhằm sửa lại hoặc thể hiện quan điểm của nhà vua....
 
Chiều cùng ngày, cũng tại trường lang – Đại Nội, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiếp tục khai mạc triển lãm “Hình ảnh các di sản thế giới ở Việt Nam”.
 
Tính đến thời điểm này, Việt Nam có 7 khu di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới với 5 di sản văn hóa và 3 di sản thiên nhiên, cùng 7 di sản phi vật thể cũng được UNESCO vinh danh.
 

Du khách tham quan triển lãm
 
Trong khuôn khổ triển lãm, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế giới thiệu 18 poster khổ lớn, tập trung vào 7 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, với hy vọng mang đến công chúng một cái nhìn tổng thể về các di sản thế giới ở Việt Nam. Qua đó, góp phần quảng bá hình ảnh các khu di sản cũng như kêu gọi cộng đồng chung tay vào công cuộc bảo tồn và phát huy các di sản thế giới ở Việt Nam.
 
 
Đây cũng là hoạt động mở đầu sự kiện ra mắt CLB Các khu di sản thế giới ở Việt Nam.
Đồng Văn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm nguồn lực mới

Được UNESCO ghi danh, các di sản văn hóa trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn, tạo nên thương hiệu cho các địa phương có di sản, nâng cao đời sống cộng đồng, phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam.

Thêm nguồn lực mới
Phó Tổng Giám đốc UNESCO: Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên

Trước thềm chuyến thăm chính thức và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) tại trụ sở của tổ chức này ở thủ đô Paris ngày 7/10, phóng viên TTXVN tại Paris đã phỏng vấn Phó Tổng Giám đốc UNESCO, ông Khúc Tinh, về quan hệ giữa Việt Nam và tổ chức này. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:

Phó Tổng Giám đốc UNESCO Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên
Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024

Đến với Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Viện Nghiên cứu Vụ kịch Chiết Giang Trung Quốc (Zhejiang Wu Opera Research Centre) sẽ dàn dựng và biểu diễn một số tiết mục nổi bật giới thiệu sự quyến rũ và tinh hoa của nghệ thuật Vụ kịch Chiết Giang và Hí Kịch truyền thống Trung Quốc.

Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024
“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

Sáng 17/2, thầy giáo Nguyễn Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, cây bàng cổ thụ trong trường vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

TIN MỚI

Return to top