ClockThứ Tư, 19/09/2012 16:42

Những họa tiết khắc trên Cửu đỉnh - kỳ 38

TTH - Dụ đỉnh - Đỉnh đặt hàng thứ tư bên trái tượng trưng cho sự phong phú

Ô Thuyền

Ô Thuyền, tức là loại thuyền đi biển, sơn màu đen, cánh buồm cũng đen (đen như mực); thuyền có 12 tay chèo, được sản xuất nhiều dưới triều Gia Long và Minh Mạng. Vào thời trước nữa, loại thuyền được sơn màu đen thường do bọn cướp biển phía Bắc hay sử dụng để dễ dàng hoạt động và lẩn tránh quan quân tuần tiễu (Cho nên trong dân gian còn lưu truyền: Giặc Tàu Ô).

Triều Nguyễn sơ có trang bị loại thuyền này cho quân tuần tiễu dọc bờ biển. Loại ô thuyền này vừa có buồm vừa có tay chèo nên tốc độ lướt sóng nhanh.

Năm Minh Mạng thứ 17, đúc xong Cửu đỉnh, cho khắc hình tượng ô thuyền lên Dụ đỉnh.

Vĩnh Điện Hà

Vĩnh Điện Hà, tức sông Vĩnh Điện, con sông đào ở tỉnh Quảng Nam. Cửa sông khai đào ở làng Câu Nhi cũ chảy về phía bắc đến làng Cổ Mân, hợp với sông Cẩm Lệ rồi đổ ra Cửa Hàn, tức cửa biển Đà Nẵng ngày nay. Nguyên trước đây đường sông này vốn nhỏ hẹp lại quanh co khuất khúc, lâu ngày bị đất cát bồi lấp, thuyền bè khó đi, năm Minh Mạng thứ 5, 1824, thể theo ý nguyện của nhân dân trong địa hạt, nhà vua sai cai bạ Lê Đại Cương, dựa vào con lạch cũ mà đào và nới rộng ra từ làng Câu Nhi đến làng Cẩm Sa dài thêm hơn 850 trượng, cho tên gọi là sông Vĩnh Điện. Cầu bắc qua sông ấy cũng gọi là cầu Vĩnh Điện. Buổi ấy đào xong, nhưng thế sông còn nông hẹp chỉ có thể đi lại bằng thuyền nhỏ được; đến năm Minh Mạng thứ 6, nhà vua lại sai thống chế Trương Văn Minh chỉnh lý đường sông lúc trước, rồi đào dời xuống hơn 40 trượng nữa, mở riêng một cửa sông để tiếp nước sông cái, chăng dây nắn lại dòng cho thẳng, lấy dân phu trong hạt hơn 8000 người tích cực đào. Nhớ buổi Trương Văn Minh nhận lệnh và từ biệt vua vào Quảng Nam đào sông, vua Minh Mạng dụ rằng: “Đây là việc trọng yếu về vận tải đường sông ở phía nam kinh kỳ, trước kia người thừa biện không biết làm cho nên nay bất đắc dĩ phải đào vét thêm, mong lợi cho dân, chẳng phải muốn nhọc sức dân đâu. Ngươi đến Quảng Nam nên triệu các phụ lão lấy ý ấy bảo cho họ biết, khiến họ báo lại cho con em vui vẻ đến làm”. Khi Thống chế Trương Văn Minh vào Quảng Nam, vua thấy gần tiết mưa lụt, liền sai lấy thêm 1000 dân phu để góp sức cố làm. Qua hai tháng thì xong. Vua sai đem bò rượu đến khao thưởng mọi người.

Từ khi con sông này được đào nới rộng ra, luồng lạch thông thoáng, đường thủy đi lại thuận tiện, tôm cá cũng có chỗ mà sản sinh nhiều thêm. Con sông đào này quả thực đã đem lại nhiều mối lợi cho giao thương, đồng ruộng và người xứ Quảng. Để giữ cho con nước ở đây thông hoạt, luồng lạch dễ đi, hàng năm quan lại địa phương thay phiên thị sát, thấy đoạn nào sạt lở, bồi lấp thì phải gấp rút cho người nạo vét ngay.

Năm Minh Mạng thứ 17, đúc xong Cửu đỉnh, cho khắc hình tượng sông Vĩnh Điện lên Dụ đỉnh.

Sông Vĩnh Điện ngày nay, có đoạn chảy qua thị trấn Vĩnh Điện, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam và một đoạn qua huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

, theo Đại Nam nhất thống chí thì cây hoa này hay say trăng dựa gió, tiêu sái tinh thần chẳng hoa nào sánh kịp. Mùa xuân, vào tháng 2 tháng 3, trăm thứ hoa đã nở hết, mới thấy hoa lê trang sức sắc đẹp, lạnh lẽo mùi hương, tự cam quạnh quẽ một mình. Người rành hoa biết rằng: hoa lê có hai loại, cánh hoa tròn mà thư thái thì quả ắt ngọt, cánh hoa khuyết mà chau lại, thì quả ắt chua. Quả lê bổ mát, dùng nhiều da dẻ mịn hồng, lợi tiểu.

Ở Việt Nam, vùng Tây Bắc thuộc xứ lạnh trồng nhiều thứ hoa lê này, vì hợp thổ nhưỡng nên cho quả rất ngon.

Năm Minh Mạng thứ 17, đúc xong Cửu đỉnh, cho khắc hình tượng cây hoa lê vào Dụ đỉnh.

Tử Tô

Thông tin liên quan:

>> Những họa tiết khắc trên Cửu đỉnh - kỳ 37

Tử Tô, còn gọi là xích tô, hay tía tô, lá có mùi thơm, dùng ăn sống; có thể trị được tất cả các chất độc của cá trạnh. Lại có một loại gọi là bạch tô, lá hai mặt đều trắng, giống rau húng. Lá tử tô dùng xào tái ăn, hoặc nấu chín ăn đều được, nhưng người ta thường dùng ăn sống nhiều hơn; hạt tử tô nghiền lấy nước nấu cháo ăn cũng ngon. Các nhà Đông y cho biết, tía tô có dược tính điều hòa cơ thể để chữa ho, an thai, giải ngộ độc cua cá... Tía tô dễ trồng, gieo bằng hạt, giữ ẩm một thời gian thì nẩy mầm. Ở Việt Nam, đất tỉnh nào trồng cũng được, nhưng hương vị ngon và chứa nhiều dược tính là tía tô miền Bắc.

Năm Minh Mạng thứ 17, đúc xong Cửu đỉnh, cho chạm hình tượng cây tử tô vào Dụ đỉnh.

(Còn nữa)

Dương Phước Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm nguồn lực mới

Được UNESCO ghi danh, các di sản văn hóa trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn, tạo nên thương hiệu cho các địa phương có di sản, nâng cao đời sống cộng đồng, phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam.

Thêm nguồn lực mới
Phó Tổng Giám đốc UNESCO: Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên

Trước thềm chuyến thăm chính thức và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) tại trụ sở của tổ chức này ở thủ đô Paris ngày 7/10, phóng viên TTXVN tại Paris đã phỏng vấn Phó Tổng Giám đốc UNESCO, ông Khúc Tinh, về quan hệ giữa Việt Nam và tổ chức này. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:

Phó Tổng Giám đốc UNESCO Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên
Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024

Đến với Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Viện Nghiên cứu Vụ kịch Chiết Giang Trung Quốc (Zhejiang Wu Opera Research Centre) sẽ dàn dựng và biểu diễn một số tiết mục nổi bật giới thiệu sự quyến rũ và tinh hoa của nghệ thuật Vụ kịch Chiết Giang và Hí Kịch truyền thống Trung Quốc.

Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024
“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

Sáng 17/2, thầy giáo Nguyễn Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, cây bàng cổ thụ trong trường vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

TIN MỚI

Return to top