ClockThứ Tư, 05/09/2012 20:33

Những họa tiết khắc trên Cửu đỉnh - kỳ 37

TTH - Dụ đỉnh - Đỉnh đặt hàng thứ tư bên trái tượng trưng cho sự phong phú

Cáp

Cáp, tức khôi cáp, tục danh con sò (huyết), còn gọi là ngõa ốc tử, ngõa lũng tử (44). Sách Gia Định thành thông chí chép rằng: loại huyết cáp, tức sò huyết ở vùng biển nhiều bùn lầy, tròn như cái chén uống rượu, vỏ nhăn nhíu, lô nhô cắm trong cát, chỗ nông chỗ sâu, thành từng hàng, vị ăn rất ngon lại có mùi thơm.

Ở cửa biển Tư Hiền, cửa Thuận An, đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế; đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên đều có nhiều sò huyết. Lại có một loại gọi là thạch hoa, cũng thuộc loại sò; một loại nữa là trinh, tục gọi trùng trục. Loại sò được xem là vị thuốc có công dụng chữa bệnh sản hậu hiệu nghiệm và trị chứng bệnh gầy còm rất tốt. Năm Minh Mạng thứ 17, đúc xong Cửu đỉnh, cho khắc hình tượng con sò lên Dụ đỉnh.

(44). Đại Nam nhất thống chí, Sđd, phiên là con hến?

Vệ Giang

Vệ Giang, tức sông Vệ, nằm về phía tây nam tỉnh Quảng Ngãi. Sông có hai nguồn: một nguồn từ núi Đồng Khố, tỉnh Bình Định chảy sang; một nguồn ra từ KBang, tỉnh Gia Lai chảy về hòa vào nhau tại địa phận huyện Ba Tơ. Từ đây sông mở lòng rộng hơn rồi chảy qua huyện Nghĩa Hành, xuống Mộ Đức, men theo rìa huyện Tư Nghĩa đổ ra biển Cửa Lờ; một nhánh hòa nước với sông Trà Khúc đổ ra Cửa Đại. So với sự kỳ vĩ của sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi thì Vệ Giang chưa bằng, có lẽ vì những chiến trận ở đầu nguồn thời Nguyễn Ánh tiến quân chiếm lại Phú Xuân mà Vệ Giang được nhà vua lựa chọn? Sông Vệ có thứ cá bống cát và con dắc (một loại hến) ngon nổi tiếng.

Năm Minh Mạng thứ 17, đúc xong Cửu đỉnh, cho khắc hình tượng sông Vệ lên Dụ đỉnh. 

Bạch Đậu

Bạch Đậu, tục danh là đậu trắng, còn gọi là phạn đậu, mầm non của cây đậu trắng có thể dùng làm rau để ăn thường ngày; hạt đậu trắng có thể để dùng làm tương, chế gia vị. Ở Thừa Thiên Huế người ta hay dùng đậu trắng chế làm đậu hũ, sữa đậu, nước giải khát mùa hè và các món chay khác rất ngon hợp cho trẻ con và người già. Lúc quả đậu còn non có thể ăn cả vỏ. Đậu trắng có nhiều dược tính, các nhà Đông y dùng đậu trắng để chế làm thuốc chữa trị thông tiểu, giảm nhiệt, mất ngủ, kích thích tiêu hóa, rất hiệu quả.

Cây đậu trắng dễ trồng, thổ nhưỡng tỉnh nào trồng cũng tốt cả. Năm Minh Mạng thứ 17, đúc xong Cửu đỉnh, cho chạm hình tượng cây đậu trắng vào Dụ đỉnh.

Phác Đao

Phác Đao, cây siên đao (có sách ghi là cây phạng?), một loại đao trung bình được sản xuất rất nhiều dưới triều Gia Long và Minh Mạng. Loại đao này mặt lưỡi rất sắc, thường được trang bị cho binh lính trận mạc và lực lượng hộ giá vòng ngoài; cũng có loại phác đao được lấy để làm dụng cụ của những người khai hoang, mở núi. Nông dân dùng làm cái phạng để phát bờ ruộng trước khi bắt đầu canh tác trồng trọt vào mỗi vụ mùa.

Năm Minh Mạng thứ 17, đúc xong Cửu đỉnh, cho khắc hình tượng cây siên đao lên Dụ đỉnh.

Dưới triều Tự Đức, mở khoa thi Tiến sĩ Võ, trong môn thi có bài múa dùng phác đao để thí sinh thể hiện tài nghệ.

Lôi

Lôi, tức là sấm sét. Theo Kinh Dịch, sấm thuộc về quẻ Chấn tức chấn động. Người xưa thường bảo: mấy đời sấm trước có mưa. Sấm tháng ba. Sấm núi, sấm biển... Thiên lôi, tức ông thần sấm nhà trời.

Những nhà nghiên cứu thiên văn địa lý nói rằng, nghe tiếng sấm có thể đoán biết “bệnh trời”; người cầm quân đôi khi cũng mượn “uy” tiếng sấm sét để “điều hành quân lệnh”. Tiếng sấm (có cả tiếng sét) là hiện tượng tích điện của thiên trung. Từ mùa xuân sang mùa hạ, mùa thu qua mùa đông thường có nhiều luồng sấm sét nổ rầm trời, cũng là hiện tượng tự nhiên của vũ trụ.

Năm Minh Mạng thứ 17, đúc xong Cửu đỉnh, cho khắc hình tượng tia sấm lên Dụ đỉnh.

Phù Lưu

Thông tin liên quan:

>> Những họa tiết khắc trên Cửu đỉnh - kỳ 36

Phù Lưu, tục danh cây trầu không, còn gọi là củ tương, hay là thổ tất bạt, ở nước ta chỗ nào trồng cũng mọc. Lá trầu có rất nhiều dược tính, các nhà Đông y dùng làm thuốc chữa trị chứng chướng lệ, và trừ ác khí trong bụng; ăn lá trầu với cau chống được sốt và làm tăng hơi thở, dùng nhiều thì ít bị sâu răng, nhưng dùng quá nhiều trầu thì dễ có nguy cơ ung thư miệng. Từ đó có câu nói: “Tân lang phù lưu khả dĩ vong ưu” (Trầu cau làm quên ưu phiền). Cũng như quả cau, trầu là một vật phẩm truyền thống dùng để dâng cúng thần linh, tiếp khách mở đầu câu chuyện. Miếng trầu cau xe duyên mà nên vợ chồng.

Năm Minh Mạng thứ 17, đúc xong Cửu đỉnh, cho khắc hình cây trầu không lên Dụ đỉnh.

(Còn nữa)

Dương Phước Thu

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm nguồn lực mới

Được UNESCO ghi danh, các di sản văn hóa trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn, tạo nên thương hiệu cho các địa phương có di sản, nâng cao đời sống cộng đồng, phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam.

Thêm nguồn lực mới
Phó Tổng Giám đốc UNESCO: Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên

Trước thềm chuyến thăm chính thức và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) tại trụ sở của tổ chức này ở thủ đô Paris ngày 7/10, phóng viên TTXVN tại Paris đã phỏng vấn Phó Tổng Giám đốc UNESCO, ông Khúc Tinh, về quan hệ giữa Việt Nam và tổ chức này. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:

Phó Tổng Giám đốc UNESCO Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên
Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024

Đến với Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Viện Nghiên cứu Vụ kịch Chiết Giang Trung Quốc (Zhejiang Wu Opera Research Centre) sẽ dàn dựng và biểu diễn một số tiết mục nổi bật giới thiệu sự quyến rũ và tinh hoa của nghệ thuật Vụ kịch Chiết Giang và Hí Kịch truyền thống Trung Quốc.

Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024
“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

Sáng 17/2, thầy giáo Nguyễn Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, cây bàng cổ thụ trong trường vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

TIN MỚI

Return to top