ClockThứ Tư, 16/03/2011 21:09

Ngó vô Xã Tắc

TTH - Sử cũ chép lại: Tháng 4 năm 1806, vua Gia Long cho xây dựng đàn Xã Tắc để cúng thần đất (xã) và thần ngũ cốc (tắc), hai vị thần có vị trí đặc biệt quan trọng trong một xã hội nông nghiệp như Việt Nam ta xưa. Đàn được xây dựng ở phía tây Hoàng thành. Khi khởi công, tất cả các thành, dinh, trấn trong toàn quốc phải đóng góp đất sạch để đắp đàn. Bởi vậy, đàn Xã Tắc tượng trưng cho đất đai của Tổ quốc. Mỗi năm hai lần, xuân thu nhị kỳ, lễ tế đàn Xã Tắc được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu. Cả 13 đời vua Nguyễn đều thân hành đến làm chủ lễ với nguyện ước và lòng thành cầu mong cho quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt.


Đàn Xã Tắc Huế chụp năm 1914. Ảnh: Wikipedia

Các vương triều độc lập ở nước ta từ Đinh, Lý, Trần, Lê đến thời Nguyễn đều lập đàn Xã Tắc và tổ chức lễ tế đàn Xã Tắc. Đàn Xã Tắc ở Huế là di tích còn tương đối nguyên vẹn hơn cả trong các di tích đàn Xã Tắc tại Việt Nam. Tư liệu về các nghi lễ tế cúng tại đây cũng còn khá đầy đủ. Tái hiện lễ tế ở đàn Xã Tắc không chỉ là việc phục dựng, bảo tồn một nghi lễ cung đình truyền thống mà còn là sự tôn vinh nền nông nghiệp nước nhà, tôn vinh văn hóa truyền thống của Việt Nam. Cùng với lễ hội tế đàn Nam Giao xưa hay như mới đây là lễ hội đền Huyền Trân, lễ tế đàn Xã Tắc góp phần tạo nên một sắc màu tâm linh mang tính riêng biệt là điểm nhấn lễ hội của vùng đất kinh đô một thuở của đất nước. Nó mang lại những giá trị vĩnh cữu cho xứ Thần kinh mà không phải địa phương nào cũng có và thời điểm nào cũng xuất hiện.

Ra Giêng, người dân Huế lại nhớ về lễ tế đàn Xã Tắc. Ngày trước là sự hoài niệm về một lễ tế được xếp vào hàng “đại tự” của vùng đất kinh đô còn lưu truyền trong sách vở và trong ký ức về một thời đã qua. Mấy năm gần đây, cùng với ý nghĩa mang tính tâm linh đó, lễ tế đàn Xã Tắc được phục hồi sau hơn nửa thế kỷ đi vào quên lãng, còn là sự nao nức đón chờ một lễ hội lịch sử - văn hoá mang tính đặc trưng và ấn tượng của một thành phố văn hoá du lịch trong hội nhập và phát triển. Rất nhiều người dân, và cả khách từ phương xa đến, bằng rất nhiều hình thức khác nhau đã tích cực tham gia đem đến cho lễ tế đàn Xã Tắc một không khí lễ hội cộng đồng.
Sống mãi trong tâm hồn người dân Huế lời câu ca dao xưa: “Văn thánh trồng thông/ Võ thánh trồng bàng/ Ngó vô Xã Tắc hai hàng mù u”. Đã đến rồi tháng 2 âm lịch, ngó vô Xã Tắc, lòng người thành kính, hồi hộp đợi chờ ngày tế lễ…
Đan Duy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm nguồn lực mới

Được UNESCO ghi danh, các di sản văn hóa trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn, tạo nên thương hiệu cho các địa phương có di sản, nâng cao đời sống cộng đồng, phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam.

Thêm nguồn lực mới
Phó Tổng Giám đốc UNESCO: Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên

Trước thềm chuyến thăm chính thức và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) tại trụ sở của tổ chức này ở thủ đô Paris ngày 7/10, phóng viên TTXVN tại Paris đã phỏng vấn Phó Tổng Giám đốc UNESCO, ông Khúc Tinh, về quan hệ giữa Việt Nam và tổ chức này. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:

Phó Tổng Giám đốc UNESCO Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên
Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024

Đến với Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Viện Nghiên cứu Vụ kịch Chiết Giang Trung Quốc (Zhejiang Wu Opera Research Centre) sẽ dàn dựng và biểu diễn một số tiết mục nổi bật giới thiệu sự quyến rũ và tinh hoa của nghệ thuật Vụ kịch Chiết Giang và Hí Kịch truyền thống Trung Quốc.

Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024
“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

Sáng 17/2, thầy giáo Nguyễn Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, cây bàng cổ thụ trong trường vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

TIN MỚI

Return to top