ClockThứ Bảy, 06/02/2016 09:22

Về quê ăn Tết: Nỗi niềm kẻ ở người về

TTH.VN - Vì những lí do khác nhau mà nhiều người đành lỗi hẹn với quê nhà…

Háo hức ngày về

Có mặt ở nhà đúng vào chiều 27 Tết, chị Trần Thanh Thủy (quê Quảng Điền, hiện đang làm nhân viên kế toán tại TP Hồ Chí Minh) vui mừng: “Năm nào cũng dự định về quê ăn Tết với bố mẹ nhưng vì công việc lúc nào cũng làm tới cận Tết nên không mua được vé về quê. Năm nay, để được về quê ăn Tết chị phải lên lịch từ rất sớm. Khi có được tấm vé xe trên tay là bắt đầu đếm từng ngày…”. Hai vợ chồng đều là người Huế làm việc ở Sài Gòn, đã đón nhiều cái Tết xa nhà nhưng cũng không thể quen được sự thiếu thốn, buồn tủi khi đón Tết nơi đất khách, chị Thủy nói.


Chị Thủy vui mừng vì năm nay được cùng gia đình đón Tết ở quê nhà

Cùng tâm trạng với chị Thủy, anh Lộc ở đường Văn Cao (làm việc ở Đồng Nai) chia sẻ: “Mình mới lập gia đình, kinh tế cũng eo hẹp nhưng hai vợ chồng bàn với nhau phải cố gắng cân đối chi tiêu để dành tiền về quê ăn Tết. Đối với những người sống xa nhà như bọn mình thì không gì hạnh phúc bằng một cái Tết đoàn viên”.

Buộc lại những chiếc bóng bay cuối cùng trên xe, chị Nga (quê Hà Tĩnh) cho hay: “Mấy ngày Tết bán bóng bay, đồ chơi trẻ con rất chạy nhưng chị không lấy thêm hàng, bán nốt số này nữa là bắt xe về quê ăn Tết với chồng con. Chị đã đặt sẵn một vé xe, vì là khách quen với lại biết hoàn cảnh khó khăn nên nhà xe lấy giá cũng giống ngày thường”. Nói rồi chị vui vẻ khoe đã sắm được cho tụi nhỏ mỗi đứa một bộ áo quần mới, dành dụm được ít tiền gửi về trước cho bà ngoại nấu bánh chưng và mua thịt. Đơn giản thế thôi nhưng quan trọng hơn cả là chị sẽ có một cái Tết sum họp, ấm áp bên gia đình.

Nỗi lòng người ở lại

Có lẽ, một cái Tết sum họp ở quê là dự định đầu tiên trong kế hoạch năm, thậm chí trước vài năm của những người làm ăn xa. Nhưng không phải ai cũng thực hiện được bởi, với những người làm ăn xa mới lập gia đình, có con nhỏ, những người lao động nghèo…, một cái Tết ở quê là giấc mơ xa xỉ.

“Hai anh chị đều là giáo viên, thời gian nghỉ khá dài nhưng có hai con còn nhỏ nên cả nhà đành ở lại Huế đón Tết. Hôm rồi, điện thoại cho bố mẹ nói không về được, nghe tiếng thở dài, biết là bố mẹ buồn, nhớ cháu nhưng biết làm thế nào được. Thôi thì cố gắng tới hè cho bọn nhỏ về chơi với ông bà”, chị Mai Hồng - giáo viên Trường tiểu học Hòa Mỹ, Phong Điền (quê Hà Tĩnh) tâm sự.


Niềm vui được về nhà ăn Tết của những người xa quê 

Dù đã chuẩn bị tâm lý cho một cái Tết xa quê nhưng anh Tâm (kinh doanh quán cà phê, quê Quảng Bình) không giấu được nỗi lòng của người ở lại. Huế ra Quảng Bình có 200km nhưng do công việc buôn bán, cả hai vợ chồng đều không thể về quê. Những ngày cận Tết và mấy ngày Tết, khách lúc nào cũng đông trong khi nhân viên phần lớn về quê nên cả vợ chồng kiêm luôn nhiệm vụ chạy bàn. Không về quê được nhưng mình thường xuyên ghé trang facebook cộng đồng của thôn xem bà con chia sẻ thông tin để phần nào vơi đi nỗi nhớ nhà, nhớ quê, anh Tâm bùi ngùi.

Gói ghém đồ đạc, quà cáp cho chồng về quê, chị Hương (làm việc ở Bệnh viện Trung ương Huế, quê Thanh Hóa) tâm sự: “Mình chuẩn bị tươm tất mứt, bánh trái, tôm chua… để gia đình về quê biếu ông bà nội, ngoại cả tháng nay rồi. Vé xe cũng đặt sẵn nhưng mấy hôm nay do thời tiết lạnh quá, con gái ba tuổi bị viêm phế quản nên vợ chồng thống nhất để chồng về quê một mình. Từ lúc sinh con tới giờ, cả gia đình chưa về quê, toàn là ông bà vào thăm cháu. Năm nay lại lỡ hẹn với ông bà một cái Tết nữa”.

Về quê ăn Tết vẫn là nỗi niềm của kẻ ở người về. Không riêng gì những người lao động nghèo, những cô cậu sinh viên ở lại thành phố làm việc xuyên Tết để kiếm thêm thu nhập, hay thậm chí những người có công việc ổn định, thu nhập khá nhưng vì những lí do khác nhau, tất cả đều tạm dấu lòng nhớ quê để đón một cái Tết xa nhà.

Trần Thanh Thảo

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tết sớm ở Thuận Hóa

Những ngày này, không khí tết cổ truyền như đến gần hơn với người dân, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo và gia đình có hoàn cảnh khó khăn khi các địa phương trên địa bàn quận Thuận Hóa đồng loạt tổ chức “Tết Đoàn kết” với nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa.

Tết sớm ở Thuận Hóa
Thiếu nữ Huế & tết

“Tết” - chỉ một từ ấy thôi mà làm xao xuyến bao người, đặc biệt là với những thiếu nữ, lứa tuổi hoa chơm chớm như nụ hồng, rạo rực đón mùa xuân mới với bao mơ ước thầm kín trong tâm hồn thanh khiết, băng tâm.

Thiếu nữ Huế  tết
Bế mạc chương trình tết Huế 2024

Sáng 5/2, Ban Tổ chức (BTC) chương trình tết Huế 2024 tổ chức lễ bế mạc và trao giải cho các đơn vị, địa phương. Tham dự, có UVTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định; lãnh đạo thành phố và các ban ngành, doanh nghiệp, địa phương trên địa bàn.

Bế mạc chương trình tết Huế 2024
Rộn ràng “Tết Huế”

Không khí tết đang rộn ràng, nhộn nhịp ở khắp mọi nơi từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn TP. Huế khi nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ Festival “Tết Huế” năm 2024 được thành phố và các địa phương trên địa bàn tổ chức.

Rộn ràng “Tết Huế”
"Đón Tết Hoàng cung”

Trong không gian tràn ngập sắc xuân tại Phủ Nội vụ - nơi gắn với nhiều giai đoạn lịch sử của triều Nguyễn, Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức chương trình “Đón Tết Hoàng cung” vào 2 đêm 24 và 25 tháng Chạp. Chương trình là cơ hội để người dân và du khách có những trải nghiệm về hương sắc Tết xưa. ​

Đón Tết Hoàng cung”

TIN MỚI

Return to top