ClockThứ Tư, 30/09/2020 05:15

Văn hóa múa lân

TTH - Hằng năm, cứ đến đầu tháng Tám Âm lịch thì nhiều quầy hàng khắp các ngả đường ở TP. Huế bày bán các đầu lân, đèn lồng, bánh Trung thu…

Lân xuống phố, rộn ràng trung thuTổ chức trung thu cho 310 trẻ em khó khăn ở Hương ThủyHàng ngàn người xem lân – sư – rồng tranh tài ở Hương Thủy

Một không gian thật thích mắt, làm cho người đi đường từ trẻ em cho đến người lớn ai cũng thấy vui vui, rạo rực trong lòng. Tiếng trống của các em thiếu nhi đang tập bên lề đường hoặc ở công viên trông cũng vui tai, làm cho ta có cảm giác chờ đợi về một mùa trăng, về một thú vui chơi, ăn cỗ, nhớ về ký ức tuổi thơ của mỗi người.

Trẻ con luôn háo hức chờ đón Trung thu để được xem múa lân. Ảnh: MC

Tuy nhiên những năm gần đây, “nạn” múa lân hơi biến tướng, làm cho bộ môn múa lân đường phố, văn hóa dân gian này trở nên mất thiện cảm trong lòng nhiều người. Múa lân sau ngày mồng mười tháng Tám Âm lịch là đẹp nhất, múa đến tối rằm là kết thúc, mọi người có một mùa Trung thu đúng nghĩa. Nhưng nay, Trung thu không còn là thú vui dân gian của trẻ em và người lớn nữa, mà bên cạnh đó thì nó gần như là mùa “kiếm tiền” của nhiều nhóm múa lân. Bên cạnh các nhóm múa lân đã có thương hiệu chuyên nghiệp thì cũng xuất hiện rất nhiều nhóm múa tự phát để làm ăn trong mùa Trung thu.

Những năm gần đây, đôi lúc tối mồng năm tháng Tám Âm lịch là đã có các nhóm nhỏ lẻ rong ruổi các ngả đường vào từng nhà xin múa. Đặc biệt từ sau ngày mười Âm lịch trở đi, ngay từ buổi chiều trên các ngả đường đã có rất nhiều xe chở các đội múa lân, chạy nhanh vượt ẩu chen lấn trên đường phố, trống đánh ầm ĩ khắp mọi ngõ ngách. Những chiếc xe tải này chở rất đông những thanh niên đi múa lân. Trên xe, ngoài trống còn la hét rất ồn ào, đùa giỡn người đi đường. Bây giờ, các đội lân đi múa cũng phải chuẩn bị vài thanh niên “cứng cựa, có nghề” để phòng khi lỡ có đụng độ xảy ra giữa các nhóm múa. Và dĩ nhiên, việc giành khách, nhất là các khách sạn, nhà hàng, những tiệm buôn bán có thương hiệu… thường xảy ra.

Các đường trong thành phố Huế, như Hùng Vương, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Phan Đăng Lưu, Mai Thúc Loan... là những con đường có tiềm năng mà các nhóm múa lân mơ ước, nên từ rất sớm các con đường này thường hay bị ùn tắc giao thông. Và bắt đầu của những cảnh tượng bát nháo, tranh giành chỗ để múa. Tôi nhớ có lần tại khách sạn H. trên đường Phạm Ngũ Lão, cùng lúc hai đội múa lân muốn đến tiếp cận vào khách sạn để múa, chỉ mỗi một anh bảo vệ phải “tả xung hữu đột”, chạy sang ngăn nhóm này thì nhóm kia đòi tuôn vô, và ngược lại, cứ thế gần hai mươi phút cuối cùng họ mới chịu đi nơi khác. Lúc đó, tôi thấy thực sự ngán ngẩm, cái thú đúng ra là rất tao nhã và nghệ thuật này cuối cùng lại lộn xộn bát nháo đến thế. Ngày trước ít đoàn ít đội lân, Trung thu mới có nên ai cũng háo hức muốn mời vào nhà mình để múa, nay nhiều người ngại vì nhà cửa đang ăn yên ở yên tự nhiên có mấy chục người lạ, cả đội múa, cả khách xem xông vào nhà, nên người ta cũng lường đến chuyện có những kẻ gian lợi dụng trà trộn “dòm ngó” những lúc như thế.

Tuy đã lớn nhưng mỗi mùa Trung thu tôi vẫn háo hức, cũng hòa cùng con cái muốn đi xem múa lân, muốn nghe tiếng trống “cắc tùng tùng”. Nhưng nghĩ đến cảnh những chiếc xe tải chở đội lân chạy bát nháo trên các ngả đường thì thấy sợ, chưa nói đến tiếng ồn và kẹt đường. Vậy nên, chúng ta cần có phương thức để giữ mức ổn định vừa phải cho các đội lân, mỗi xã phường có bao nhiêu đội là vừa, mỗi đường phố có bao nhiêu đội là đủ… Chứ để cảnh múa lân tự tung tự tác như hiện nay thì quả thật không khí Trung thu đã mất đi một nửa.

Trần Vĩnh Thịnh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

TIN MỚI

Return to top