ClockThứ Hai, 25/07/2022 15:46

Trách nhiệm và yêu thương

TTH - Nhiều năm liền được UBND tỉnh, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Bộ quốc phòng, Bộ Y tế tặng Bằng khen, nhưng đối với Thượng tá, BS. Đặng Văn Hướng, sức khỏe của cán bộ, chiến sĩ (CBCS) trên hai tuyến biên giới, của Nhân dân khu vực biên giới được đảm bảo, là “phần thưởng” quý giá nhất.

“Hậu phương” vững chắcTạo nguồn cán bộ từ quân ngũTruy điệu, an táng 16 hài cốt liệt sĩ hy sinh ở chiến trường Lào.

Thượng tá, BS. Đặng Văn Hướng khám phúc tra cho chiến sĩ mới

Mỗi khi nhận điện thoại của ngư dân đang gặp nạn trên biển, có người bị chấn thương do tai nạn hoặc đột ngột phát bệnh nặng, các đơn vị biên phòng khu vực biển, liền “nối máy” đến Thượng tá, BS. Đặng Văn Hướng, Chủ nhiệm Quân y, Phòng Hậu cần, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.

Trong tình hình khẩn cấp, tàu xuất kích ngay để kịp thời cứu hộ, cứu nạn, nên qua điện thoại, Thượng tá Đặng Văn Hướng tỉ mỉ hướng dẫn cán bộ quân y, cần mang theo các loại thuốc, dụng cụ chuyên môn gì; cách cấp cứu, sơ cứu, xử trí đối với vết thương, chấn thương… Đồng thời, liên hệ với trung tâm y tế, trạm y tế trên địa bàn hoặc Bệnh viện Trung ương Huế, để khi nạn nhân, bệnh nhân được đưa vào bờ, chuyển đến bệnh viện, thì công tác cấp cứu, điều trị đã sẵn sàng.

Có những trường hợp, BS. Đặng Văn Hướng nhớ từng chi tiết “cuộc chạy đua” của lực lượng biên phòng, để kịp thời cứu vớt, giành giật sự sống cho ngư dân bị nạn.

Điển hình là một ngư dân trong khi đánh bắt trên biển, bị xuất huyết dạ dày nặng, nguy hiểm đến tính mạng. Điện thoại anh Hướng liên tục “nóng” để hướng dẫn cán bộ quân y Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An, đồng thời liên lạc với Trung tâm Y tế huyện Phú Vang. Các lực lượng phối hợp về người, máy móc y tế, ra khơi, cấp cứu ban đầu, đưa bệnh nhân vào bờ, chuyển đến Bệnh viện Trung ương Huế. Anh Hướng đã chờ tại bệnh viện, kiểm tra tình hình bệnh nhân, phối hợp để bệnh viện thuận lợi trong quá trình điều trị.

Được cấp cứu kịp thời ban đầu ngay trên biển, được chăm sóc, hỗ trợ y tế suốt chặng đường đưa vào đất liền, nên người bệnh vượt qua “cửa tử”, dần hồi phục sau thời gian điều trị tại bệnh viện. Gia đình bệnh nhân rơi nước mắt xúc động khi bày tỏ lòng biết ơn đối với BĐBP, với những lương y mang quân hàm xanh.

Thấu hiểu những gian nan của đồng đội đang thực hiện nhiệm vụ trên hai tuyến biên giới; khó khăn, thiếu thốn của người dân nơi xa xôi, trách nhiệm và tình yêu thương của người Chủ nhiệm Quân y biên phòng càng “nặng” hơn. Vậy nên, anh luôn thực hiện tốt công tác chỉ đạo điều trị, hướng dẫn cán bộ quân y các đơn vị, đảm bảo sức khỏe cho CBCS, Nhân dân trên hai tuyến biên giới, người dân nước bạn Lào dọc biên giới.

Ngoài thời gian trực tại đơn vị, điện thoại của anh Hướng luôn “trực” 24/24 giờ. Để quân y các đơn vị, trước những tình huống cấp bách, bất cứ lúc nào cũng nhận được hướng dẫn kịp thời về chuyên môn; chỉ đạo chính xác chuyển người bệnh đến trung tâm y tế trên địa bàn hay Bệnh viện Trung ương Huế.

Có cán bộ Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt, trong khi thực hiện nhiệm vụ, bị rắn phun nọc độc vào mắt. “Nhận thông tin, tôi liên hệ với Bệnh viện Trung ương Huế, vừa chỉ đạo quân y truyền dịch, rửa mắt cho người bị nạn ngay trên đường chuyển viện. Ê kíp y, bác sĩ ở bệnh viện đã sẵn sàng cấp cứu, nhờ vậy tránh được hỏng mắt, mù mắt” - Anh Hướng nhớ lại.

Người dân trên địa bàn và người dân nước bạn Lào dọc biên giới khi cần, đều được quân y biên phòng khám, cấp thuốc miễn phí. Những trường hợp cần điều trị tại bệnh viện, Thượng tá Đặng Văn Hướng nhanh chóng liên hệ với Trung tâm Y tế huyện A Lưới, để đơn vị này hỗ trợ, chi viện thêm phương tiện, cùng quân y đưa bệnh nhân về bệnh viện.

Để nâng cao hiệu quả công tác khám, chữa bệnh cho CBCS và người dân khu vực biên giới, Thượng tá Đặng Văn Hướng soạn tài liệu, cập nhật thông tin mới, các kiến thức mới… lên nhóm zalo để trang bị thêm kiến thức cho hệ thống quân y; trao đổi, trả lời, chỉ đạo nhanh, khi các đơn vị xin ý kiến đối với từng trường hợp bệnh nhân. Anh Hướng cũng “như con thoi” đến các đồn, khám sức khỏe định kỳ cho từng CBCS; đi giao ban quân, dân y, kiểm tra, triển khai, phòng, chống hiệu quả các loại dịch, đặc biệt là dịch COVID-19 trong thời gian qua. 

Theo Thượng tá Ngô Đoàn Long, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh: Tỷ lệ quân số khỏe toàn lực lượng BĐBP tỉnh, hàng năm luôn vượt chỉ tiêu đề ra trên 98,7%, là “minh chứng” đóng góp quan trọng của Thượng tá, BS. Đặng Văn Hướng, Chủ nhiệm Quân y, cộng đồng với tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quân y BĐBP tỉnh.

Bài, ảnh: THÙY CHI

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trách nhiệm và cống hiến

“Nhiều thanh niên đã tự nguyện viết đơn tình nguyện nhập ngũ để sẵn sàng bảo vệ quê hương, đất nước. Đây không chỉ là truyền thống quê hương, mà còn là sự lan tỏa từ mô hình “Dòng họ không có người vi phạm Luật Nghĩa vụ quân sự” (NVQS) trên địa bàn huyện”, Trung tá Nguyễn Mạnh Tuấn, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện Quảng Điền khẳng định.

Trách nhiệm và cống hiến
Thông tin doanh nghiệp:
Thông báo tuyển dụng cán bộ

Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Khu vực Thừa Thiên Huế - Quảng Trị thông báo tuyển dụng nhân sự cho vị trí “chuyên viên Hành chính – Quản lý nhân sự”

Thông báo tuyển dụng cán bộ
Sức khỏe sinh sản - Có kiến thức, hạn chế rủi ro

Trẻ vị thành niên, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số thiếu kỹ năng sống, thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản, tình dục và giới tính dễ dẫn đến nhiều rủi ro, hệ lụy. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với các cơ quan, địa phương, trường học huyện Phú Lộc, A Lưới nâng cao kiến thức cho các em về vấn đề này.

Sức khỏe sinh sản - Có kiến thức, hạn chế rủi ro

TIN MỚI

Return to top