ClockThứ Năm, 26/09/2024 06:25

Tăng giải pháp chống ngập, chủ động ứng phó mưa bão

TTH - Là địa bàn huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với vùng Bạch Mã là tâm mưa lớn nhất cả nước, Phú Lộc thường xuyên chịu ảnh hưởng của một số loại hình thiên tai như: mưa lớn, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất… Trước mùa mưa bão năm nay, huyện Phú Lộc chủ động triển khai nhiều giải pháp tăng khả năng chống ngập, hạn chế thiệt hại từ thiên tai.

Chủ động phòng, chống, ứng phó thiên tai, bão lũĐiện lực Thừa Thiên Huế: Triển khai các giải pháp ứng phó trong mùa mưa bão

 Hạng mục kênh phân lũ nhìn từ trên cao

Về Phú Lộc, chúng tôi nghe người dân phấn khởi khi dự án thi công tuyến kênh phân lũ và nạo vét các tuyến mương được khẩn trương triển khai trước mùa bão lũ. Đối với nạo vét tuyến kênh thoát nước dọc Quốc lộ 1A đoạn từ Trường THCS Lộc Trì đến khu tái định cư xã Lộc Trì cũng đã hoàn thành. Đơn vị chức năng cũng triển khai lực lượng nạo vét kênh thoát nước khu vực trước Bệnh viện huyện Phú Lộc và cạnh khu dân cư Từ Dũ; xây dựng cống thoát nước tại nút giao đường Hoàng Đức Trạch và đường 19/5.

Ông Lư Bá Khánh, Trưởng thôn Cao Đôi Xã, xã Lộc Trì chia sẻ, nhiều năm qua, người dân đối mặt không ít nỗi lo khi mùa mưa bão đến. Khi mưa lớn, nước từ thượng nguồn Vườn quốc gia Bạch Mã đổ về nhanh tràn qua gây ngập trên Quốc lộ 1A đoạn qua xã Lộc Trì và một số khu vực lân cận. Đoạn đường này thường bị ngập sâu từ 0,5 đến hơn 1m làm tắc đường trong nhiều giờ, ảnh hưởng đến việc lưu thông trên Quốc lộ. Khi tỉnh có chủ trương cho tiến hành thi công hệ thống thoát lũ khu vực Cầu Hai nhằm khắc phục tình trạng ngập lụt vào mùa mưa lũ ở khu vực này, người dân rất đồng tình và phấn khởi.

Ông Lê Nguyên Vũ, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Phú Lộc cho biết, với tinh thần khẩn trương và quyết tâm lớn, dự án nỗ lực hoàn thành trước mùa mưa bão năm 2024. Các đơn vị đang thi công khẩn trương để hoàn thành các hạng mục kênh phân lũ trước ngày 30/9, các hạng mục phụ trợ còn lại sẽ hoàn thành trước 30/10 năm nay để kịp thời khắc phục tình trạng bị ngập lụt trên Quốc Lộ 1A, tránh ùn tắc giao thông khi mùa mưa lũ ở Huế thường kéo dài.

Cùng với hệ thống thoát lũ trên, nhằm chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai, ngay từ sớm, UBND huyện Phú Lộc xã xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn huyện. Ông Phạm Văn Đào, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết, nhờ sẵn sàng các phương án, nên vừa qua, trước thông tin bão số 4 ảnh hưởng đến các tỉnh miền Trung, công tác rà soát, ứng phó đều rất chủ động. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện cùng địa phương triển khai lực lượng rà soát, hỗ trợ người dân giằng chống nhà cửa, rào chắn các khu vực xung yếu, nguy hiểm và sẵn sàng di dời dân đến vùng an toàn.

Theo lãnh đạo huyện Phú Lộc, một trong những nỗi lo lớn là sạt lớn đất. Trên địa bàn huyện, sạt lở đất chủ yếu xảy ra ở vùng đồi núi có độ dốc từ 30 - 35 độ dọc theo Quốc lộ 1A như đèo Phước Tượng, đèo Phú Gia, đèo Hải Vân, dọc theo Quốc lộ 49B đoạn qua xã Lộc Bình, các khu vực đường vào khu Laguna thuộc xã Lộc Vĩnh, đường đi lên đỉnh Bạch Mã thuộc xã Lộc Trì và các khu vực dân cư sinh sống tại các sườn đồi, núi. Huyện Phú Lộc đã rà soát khu vực dân cư có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, đặc biệt là 14 hộ tại núi Phú Gia (phía bắc đèo Phước Tượng, xã Lộc Tiến), 9 hộ tại thôn Thổ Sơn thuộc xã Lộc Tiến; 17 hộ tại thôn Trung Phước Tượng và thôn Trung An thuộc xã Lộc Trì; 11 hộ dọc tuyến Quốc lộ 49B đoạn qua xã Lộc Bình; 12 hộ tại thôn Bạch Thạch thuộc xã Lộc Điền để có phương án kiên quyết di dời người dân đến vùng an toàn khi mưa bão diễn biến phức tạp. Ngoài ra, về lâu dài, huyện cũng có phương án xây dựng các khu tái định cư để di dời dân đến nơi an toàn trước thiên tai, ngập lụt, sạt lở đất.

Hiện, huyện Phú Lộc cũng sẵn sàng phương án dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm; chuẩn bị vật tư, phương tiện và trang thiết bị sẵn sàng ứng phó thiên tai từ ngày 1/9 - 31/12/2024 với 40 tấn gạo, 200 thùng mỳ ăn liền, 3.000 lít xăng. Mỗi xã, thị trấn dự trữ tại chỗ bình quân 7,86 tấn gạo, 398 thùng mì ăn liền, 3.181 lít nước uống và 2.441 lít xăng, dầu các loại. Trung tâm Y tế huyện, các trạm y tế xã, thị trấn chuẩn bị đầy đủ thuốc chữa bệnh, lực lượng y, bác sĩ, phòng cấp cứu để điều trị bệnh nhân khi thiên tai xảy ra, có phương án chi tiết từng cụm, xã, thị trấn.

Bài, ảnh: PHÚC HIẾU
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngập úng kéo dài đến bao giờ - Kỳ 2: Chống ngập để phát triển bền vững

Câu chuyện chống ngập tại khu đô thị, khu công nghiệp (KCN) không phải là việc sớm chiều. Song, trước khi bàn đến những giải pháp dài hơi cần tính toán, giám sát việc triển khai, thi công các công trình. Việc này phải đặt trong mối tương quan, hài hòa giữa phát triển kinh tế và đảm bảo đời sống dân sinh.

Ngập úng kéo dài đến bao giờ - Kỳ 2 Chống ngập để phát triển bền vững
Ngập úng kéo dài đến bao giờ - Kỳ 1: Thách thức cho bài toán chống ngập

Thực trạng ngập úng tại các đô thị, nhất là đô thị mới, hay gần đây, việc thoát lũ tại các khu công nghiệp đặt ra bài toán cần lời giải từ hiện tại và cả trong tương lai. Các chuyên gia cũng nhiều lần chỉ rõ, biến đổi khí hậu sẽ tạo ra những thách thức không hề nhỏ cho khu vực đô thị, khu công nghiệp.

Ngập úng kéo dài đến bao giờ - Kỳ 1 Thách thức cho bài toán chống ngập
Chủ động chống bão số 2

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cùng các địa phương đang khẩn trương kêu gọi tàu thuyền về nơi trú ẩn an toàn trước chiều 15/7.

Chủ động chống bão số 2
San lấp 1.000ha vùng trũng: Nước sông Sài Gòn dâng 1cm

Lâu nay, không ít người nghĩ nước sông Sài Gòn dâng chỉ do trời đất. Song nghiên cứu của tiến sĩ Bùi Việt Hưng (khoa môi trường Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG TP.HCM) đã đưa ra một góc nhìn khác.

San lấp 1 000ha vùng trũng Nước sông Sài Gòn dâng 1cm

TIN MỚI

Return to top