ClockThứ Tư, 18/01/2023 08:01

Ký ức đồng chiêm

Ra mắt ấn phẩm về hệ đầm phá Tam Giang – Cầu HaiĐể phá Tam Giang bình yên, tôm cá dồi dào trở lạiCử tri Quảng Điền đề xuất xây dựng cầu Vĩnh Tu - Cồn Tộc qua phá Tam GiangSắc màu Rú CháCơ hội mới đầy triển vọng

Đầm Quảng Lợi, phá Tam Giang

Tôi được sinh ra từ miền quê xứ Nghệ, nơi gặp gỡ trong số phận lịch sử là kẻ thù đã chia cắt hai bờ giới tuyến để rồi cha tôi, một người vùng chiêm trũng Thừa Thiên gặp mẹ và sinh ra tôi. Có lẽ mảnh đất và người dân “cá gỗ” hun đúc trong mình bản tính nhẫn nhịn, chịu thương, chịu khó bươn chải trong dòng đời. Trở về quê hương bản quán cùng mẹ, cha sau ngày Nam - Bắc sum họp, được lớn lên bên bờ Tam Giang nước lợ, một vùng đất chiêm trũng đã nuôi dưỡng, chở che, bao bọc tôi suốt những tháng ngày đi học trường làng, làm đủ thứ nghề và rồi số phận lại trở về nghiệp văn, nghề chữ nghĩa. Xúc cảm về “hai quê” luôn ẩn hiện, len lỏi và chất chứa nhiều cung bậc như lời một bài ca cất lên từ một vùng quê thời khốn khó xa xưa: “Thương sao khi Hạ về Nam đổ lửa khô cây. Giêng, hai đêm càng dài, nghe vời vợi heo may”.

Nói đến miền quê bên phá phải bắt đầu nơi câu chuyện huyền sử, truyền tụng trong dân gian về nhân vật bà Tơ và lễ hội đua ghe được tổ chức trong những dịp tết đến, xuân về. Chuyện kể rằng, sau lần cứu Chúa Nguyễn thoát nạn, bà Tơ, người làng Bác Vọng Đông được Chúa giao cho quyền cai quản vùng đầm phá Tam Giang rộng lớn. Bà đã khởi xướng cuộc di dân từ làng Bác Vọng Đông xuôi theo sông Bồ, tỏa ra và hình thành các vùng dân cư ven phá, trong đó có sự hình thành hai làng Hà Đồ và Hà Lạc ngày nay. Theo đó, đời sống của người dân thủy diện ngày càng khấm khá, no đủ nên trong dân gian mới truyền tụng câu: “Cơm Mỹ Xá, cá Hộ Yên, tiền Bác Vọng” là như vậy. Để tỏ lòng tri ân người đã có công giúp dân đi mở đất, dân làng đã dựng lên ngôi miếu bà Tơ tại làng Bác Vọng Đông và ngôi miếu thờ bà bên bờ phá Tam Giang, hàng năm còn tổ chức lễ tế bà Tơ và hội đua ghe truyền thống để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.

Lễ hội đua ghe thực sự chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nó trong đời sống tinh thần và cả đời sống tâm linh của cư dân đầm phá, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa của một vùng quê sông nước, chiêm trũng, thiên nhiên khắc nghiệt, mưa lũ thường xuyên diễn ra hàng năm. Đua ghe đã đem đến cho mọi người ý nghĩa giáo dục truyền thống sâu sắc. Người dân đầm phá cho dù nay sống ở thôn quê hay thành thị cũng đã từng một lần dự hội đua. Hình ảnh ấy hẳn còn in sâu trong ký ức với nhiều kỷ niệm khó phai về quê hương, bởi ai cũng phải có cái để mà nhớ, để trở về, để mà tha thiết với hội đua quê mình. Tha thiết và gợi nhớ chẳng phải là ảnh hưởng của truyền thống văn hóa bản địa in sâu vào mỗi cá nhân đó sao! Hội đua ghe còn gắn với hành động tôn thờ những vị thần linh vùng sông nước đã có công với quê hương. Truyền thống “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn” của tổ tiên để lại chợt thức dậy trong tiềm thức và hướng con người vào điều thiện, tránh xa cái ác, tăng thêm niềm tin mãnh liệt vào sự may mắn, no đủ, mùa màng tốt tươi, trời yên biển lặng, cuộc sống thái bình và tốt đẹp hơn. Ai đã một lần nhìn thấy cảnh mưa gió tầm tã, nhưng dân chúng vẫn mặc tơi, đội nón xem đua ghe mới thấy rõ tính cố kết cộng đồng, tinh thần đoàn kết trong từng nhịp chèo bơi.

Nỗi nhớ đồng chiêm trở lại trong tôi là những chân ruộng sâu trũng và nhiễm mặn trải dài ven phá. Xưa kia bà con vẫn cấy lúa địa phương, lúa cao quá đầu người và ngập bùn sâu quá gối. Tuy năng suất rất thấp nhưng hương vị thơm ngon của những chén cơm gạo hẻo rằn còn in đậm trong ký ức một thời.

Từ sau trận bão năm 1985, chính quyền đã đưa dân thủy diện lên bờ lập làng định cư. Cuộc sống tuy đã có nhiều đổi thay song vẫn còn những bộn bề cơm áo. Trong hoàn cảnh đó đã xuất hiện một nhân thần thứ hai (sau bà Tơ) làm thay đổi cuộc sống vốn khốn khó và mang lại cơm no, áo ấm cho cư dân đầm phá. Người đó là ông Phan Thế Phương, Giám đốc Sở Thủy sản Thừa Thiên Huế. Ông đã vận động, tổ chức nghề nuôi tôm, hăng hái đề xuất, triển khai dự án lập làng định cư và biến hàng ngàn ha mặt nước thành cơm, áo cho dân đầm phá. Bởi thế ngày nay ngoài ngôi miếu bà Tơ, ven Tam Giang còn có miếu thờ Phan Thế Phương. Ông được dân phong thần như để tỏ bày sự khắc cốt ghi ơn một tấm lòng vì dân, vì nước.

Bài: Tam Giang

Ảnh: Nguyễn Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mùa nước nổi bên chân phá

Với những ai sống bên vùng chân phá Tam Giang, hẳn là năm nào cũng trải qua một vài đợt lũ lụt. Mùa lũ lụt tất nhiên sẽ hằn thêm nhiều lo âu về đảm bảo an toàn cho tài sản, tính mạng, nhưng cũng là cơ hội để ngư dân tăng thu nhập, bởi mỗi mùa con nước lên sẽ mang theo nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao.

Mùa nước nổi bên chân phá
Đầm Cầu Hai

“Rất khó để lột tả hết vẻ đẹp của đầm Cầu Hai. Có thể nói đây như là một vật báu mà thiên nhiên đã ban tặng cho đất Huế. Đây cũng là nơi mà ai đã đến thì cũng không muốn về…” – Đó là những lời “có cánh” của trang elephant travel (Công ty Du lịch Con Voi) dành cho đầm Cầu Hai, một địa danh du lịch nổi tiếng thuộc địa phận huyện Phú Lộc, cách TP. Huế khoảng 40km.

Đầm Cầu Hai
Thức quà ký ức

Có một người bạn trẻ của tôi ở Hà Nội nói rằng, em đi chợ mà thấy mấy loại bánh truyền thống là mua ngay, không chỉ mua để ăn đâu, mà như mua một kỷ niệm cho mình...

Thức quà ký ức
Ngày mới trên đầm Quảng Lợi

Đầm Quảng Lợi cách trung tâm TP. Huế không quá xa, chỉ độ 30km, thuộc xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền – vùng chiêm trũng giàu bản sắc văn hóa. Đầm rộng khoảng 800ha, nằm trong hệ đầm phá Tam Giang. Thuận theo những con nước, đời sống của người dân nơi đây gắn liền với mặt nước và làm nghề đánh bắt tôm, cá…, giản dị và thuần hậu.

Ngày mới trên đầm Quảng Lợi
Hoàng hôn trên phá Tam Giang

Hoàng hôn trên phá Tam Giang có gì thú vị? Bạn đặt câu hỏi khi tôi nói rằng vừa mới rời khỏi phá Tam Giang và đã có dịp ngắm hoàng hôn ở đó. Tôi muốn nói với bạn thật nhiều điều nhưng lạ thay phút chốc tôi lại chẳng biết phải nói từ đâu, từ khoảnh khắc nào. Bởi, nếu ai từng đến phá Tam Giang, tận hưởng từng phút giây mới có thể hiểu được nỗi lòng.

Hoàng hôn trên phá Tam Giang

TIN MỚI

Return to top