ClockChủ Nhật, 09/07/2023 06:20

“Để dó cuốn đi”

TTH - “Dó” ở đây chính là giấy dó, loại giấy được coi là “buổi bình minh” của các loại hình giấy và ứng dụng giấy tại Huế. “Để dó cuốn đi” cũng có nghĩa là “Để giấy cuốn đi” - sự “cuốn đi” không phải cuốn trôi tan loãng mà quyện vào nhau, tạo thành sức mạnh của tinh thần văn hóa Huế trước một sản phẩm thủ công truyền thống an toàn cho môi trường sống...

Giữ hồn quê qua nón láChiêm ngưỡng đồ gốm của người Nhật

leftcenterrightdel
 Những vị khách nước ngoài tham gia các hoạt động trải nghiệm

Gần đây, ở Huế xuất hiện nhiều điểm quyên góp giấy vở tại các nhà hàng, quán cà phê xanh. Đây là “Để dó cuốn đi”, một hành động “xanh” của các bạn trẻ đến từ Legend of Hue, một đơn vị thiết kế nội dung sáng tạo và có tính giải trí, nhằm lan tỏa các giá trị văn hóa lịch sử truyền thống đến thế hệ trẻ và bạn bè bốn phương, được bảo trợ bởi Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế. Không đơn giản chỉ quyên góp giấy, Legend of Hue tạo nên ngày hội “Để dó cuốn đi” với mong muốn giúp mọi người được tiếp xúc với đa dạng những loại hình nghệ thuật từ giấy, hướng dẫn mọi người làm giấy thủ công hay sáng tạo từ giấy.

Legend of Hue vốn có hoạt động 2 tuần 1 lần là Sunday Handicraft & Art, một không gian trải nghiệm thủ công truyền thống và hiện đại của Huế. Qua quá trình tổ chức và tìm hiểu, các bạn nhận ra rằng cho tới thời điểm hiện tại ở Huế, sự độc đáo trong câu chuyện thủ công không nằm ở các thế hệ nghệ nhân tiếp nối, mà nằm ở sự đa dạng trong cách người nghệ nhân Huế để phát triển các dòng sản phẩm. Mà thứ đặc biệt nổi trội nhất chính là những sản phẩm chất liệu giấy. Từ những món đồ truyền thống, như tranh làng Sình, hoa giấy Thanh Tiên… đến các sản phẩm của thời đại mới như tranh Trúc chỉ, hoa giấy May PaperFlower,…

leftcenterrightdel
 Làm sổ tay trao tặng các bạn nhỏ A Lưới

Nguyễn Thị Hồng Hạnh (sinh năm 1997) người sáng lập của Legend of Hue chia sẻ: “Càng nghiên cứu về giấy và quá trình phát triển của giấy tại Huế, chúng mình tin rằng “Để dó cuốn đi” sẽ là hoạt động đầu tiên mà chúng mình có thể kể cho mọi người nghe về chuyện giấy ở Huế mình, cũng là điểm “chạm” đầu tiên để mọi người được thử sự khéo tay, tỉ mẩn của chính mình với giấy trong văn hóa Huế”.

Vào ngày hội “Để dó cuốn đi”, mọi người không chỉ được lắng nghe câu chuyện về giấy mà còn được tham gia vào các hoạt động, như: Bồi giấy làm đầu lân; làm hoa giấy; làm giấy thơm; tạo giấy từ rau củ thừa; tạo hình và vẽ diều; viết thư pháp lên giấy dó; đóng sổ tay; khắc con dấu trang trí sổ; tô tranh từ màu tự nhiên; giao lưu văn hóa Nhật - Việt: Origami (nghệ thuật gấp giấy Nhật Bản) và hộp màu pháp lam. Người tham gia sẽ được trải nghiệm “đi chợ” với những khu chợ rau xanh, chợ đồ chơi từ giấy, chợ hàng hóa xanh với bao bì thân thiện môi trường, gian hàng thủ công làm sổ tay.

Để có thể tổ chức được ngày hội về giấy như thế này không phải chỉ ngày 1 ngày 2 là có thể nắm giữ được hết những thông tin về làng nghề truyền thống, các sản phẩm về giấy của Huế. Thậm chí cho đến giờ, khi đã tiếp xúc với văn hóa, lịch sử và các đơn vị làm sản phẩm truyền thống của Huế khá lâu nhưng như Hạnh tâm sự thì cũng chỉ dám gọi là đã biết… chút chút. Cô bạn trẻ sinh năm 97 cho biết: “Trong quá trình thực hiện chúng mình có cơ hội gặp gỡ và nhận được sự hỗ trợ rất nhiều từ các anh chị, các nhà nghiên cứu. Cũng cám ơn rất nhiều đối với Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế đã hỗ trợ và kết nối. Nhờ vậy mà nhóm chúng mình mới có thể thực hiện ý tưởng, góp phần bảo tồn văn- hóa giấy của Cố đô”.

Mục đích của sự kiện này nhằm quy tụ và giới thiệu các sản phẩm truyền thống cũng như đương đại tại Huế được làm từ giấy; đồng thời, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong các sản phẩm truyền thống có ứng dụng giấy, lan tỏa tinh thần tránh lãng phí và sống xanh với chất liệu thân thiện của môi trường. Đây cũng là cơ hội để tạo nên một điểm hẹn mùa hè đặc biệt đối với giới trẻ. Các bạn đã mạnh dạn tổ chức quyên góp vở cũ, vở còn dư giấy sau mỗi năm học để chế biến thành các cuốn sổ trao tặng cho trẻ em A Lưới. Đây cũng là một cách tốt để tránh lãng phí giấy. Và những cuốn sổ nhỏ xinh còn chắp cánh cho những ý tưởng đẹp, lan tỏa niềm vui cho các em nhỏ ở vùng cao.

Hoạt động thu gom giấy được triển khai cùng mong muốn bồi đắp ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng, sản phẩm từ giấy gom còn nhắc nhở mọi người hạn chế và từ chối sử dụng đồ nhựa. Hiện, đã có hàng chục đơn vị đồng ý đồng hành và hỗ trợ các bạn Legend of Hue, như: Đa:me café, Nhiên café, Leaf café, View café, Olab café, An Nhiên Garden Vegetarian, Midori Sweet, Đề-pô café, Yang café, Nhà Bên Hồ café, KODO... “Mình không ngờ ý tưởng của chúng mình lại được các chủ quán ăn, nhà hàng, quán café ủng hộ đến thế. Nhiều bạn còn hứa sẽ tiếp tục tham gia khi chúng mình triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường, giảm rác thải nhựa. Thật vui khi tinh thần “Vì Huế xanh, sạch, sáng” đã thấm đậm trong người dân Huế, chúng mình chỉ cần khơi dậy tinh thần ấy vì một Huế xanh, sạch và an toàn.” Hồng Hạnh cười nói.

Ngày hội “Để dó cuốn đi” chính thức diễn ra vào ngày 8/7 tới đây tại khu vườn KODO (36-38 Nguyễn Phúc Nguyên). Sự kiện diễn ra dưới hình thức một phiên chợ đặc biệt, giúp mọi người “chạm” đến giấy và những ứng dụng của giấy trong văn hóa truyền thống - đương đại của Huế.


Bài, ảnh: Phạm Phước Châu
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GIÁO SƯ SATOH SHIGERU:
Hiếm nơi nào có cảnh quan văn hóa sơn thủy như Huế

Trong hơn 25 năm cộng tác với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Giáo sư (GS) Satoh Shigeru - chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nghiên cứu cảnh quan và quy hoạch đô thị Viện Nghiên cứu Đô thị và Vùng, Trường đại học Waseda Nhật Bản - đã có nhiều phát hiện thú vị về cảnh quan sơn thủy của Huế. Thừa Thiên Huế Cuối tuần đã có cuộc gặp gỡ và phỏng vấn GS. Satoh Shigeru xung quanh những phát hiện thú vị này.

Hiếm nơi nào có cảnh quan văn hóa sơn thủy như Huế
UNESCO tăng cường phục hồi sau thảm họa tại Mexico thông qua văn hóa

Quỹ khẩn cấp về di sản của UNESCO đang góp phần phục hồi văn hóa và nghệ thuật cho vùng ven biển Guerrero tại Mexico, thúc đẩy phục hồi kinh tế và tăng cường khả năng phục hồi tâm lý - xã hội cho những người bị ảnh hưởng bởi hai cơn bão lớn trong hai năm liên tiếp vừa qua.

UNESCO tăng cường phục hồi sau thảm họa tại Mexico thông qua văn hóa
Bảo tồn văn hóa dân tộc Pa Hy

Tiếng cồng chiêng vang lên từ ngôi nhà cộng đồng xã Bình Tiến (thị xã Hương Trà) là âm thanh quen thuộc mỗi buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ (CLB) Dân ca truyền thống dân tộc Pa Hy. Đây là buổi sinh hoạt định kỳ góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa trong thời đại mới.

Bảo tồn văn hóa dân tộc Pa Hy
Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

TIN MỚI

Return to top