ClockThứ Bảy, 21/04/2018 10:23

Chuyển động tích cực trong công tác cán bộ

TTH - Xác định công tác luân chuyển, điều động, sắp xếp cán bộ là khâu đột phá trong công tác cán bộ, từ tháng 3/2017 đến nay, Thành ủy Huế đã điều động và luân chuyển trên 100 cán bộ, công chức (CBCC) cấp phường.

Mấu chốt vẫn là công tác cán bộCông tâm trong bổ nhiệm cán bộGắn công tác cán bộ với đổi mới phương thức lãnh đạoQuy hoạch cán bộ - đôi điều cần bànBộ Chính trị quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm cán bộ ứng cử

Hơn 15 năm công tác tại phường Vĩnh Ninh và trải qua nhiều chức vụ, như: Phó Chủ tịch HĐND, UBMTTQVN, Phó Bí thư và Bí thư Đảng ủy phường, ngày 15/3/2017, ông Nguyễn Như Hòa được Thành ủy Huế luân chuyển về làm Bí thư Đảng ủy phường Phước Vĩnh. Theo ông Hòa, công tác luân chuyển cán bộ chủ chốt mà Thành ủy triển khai đã tạo được môi trường công tác mới để CBCC tiếp tục nỗ lực, nhằm hoàn thành tốt vai trò trách nhiệm của mình; đồng thời, có cơ hội trải nghiệm thêm môi trường công tác mới, tạo sự đoàn kết, gắn bó giữa các phường.

Sau hơn 1 năm luân chuyển từ Bí thư Đảng ủy phường Vĩnh Ninh sang Phước Vĩnh, ông Nguyễn Như Hòa phát huy được năng lực và hoàn thành tốt nhiệm vụ

“Từ quản lý một phường chỉ có trên 7 ngàn dân với nhiều thuận lợi như trình độ dân trí đồng đều do đa số người dân là CBCNV và trên địa bàn có khá nhiều cơ quan, trường học, khi chuyển sang lãnh đạo một phường có trên 22 ngàn dân, trong đó trên 50% hộ dân Thiên chúa giáo nên bước đầu tôi gặp không ít khó khăn. Song, với kinh nghiệm qua nhiều năm làm công tác, đồng thời do hai địa phương có nhiều điểm tương đồng nên chỉ sau vài tháng luân chuyển, bản thân đã phát huy được khả năng, năng lực và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ tại địa phương mới”, ông Hòa chia sẻ.

Qua kiểm tra và đánh giá, sau Đại hội Đảng bộ cấp phường nhiệm kỳ 2015-2020 và bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, thành phố có 11 bí thư Đảng ủy và 7 chủ tịch UBND phường đang ở nhiệm kỳ thứ hai, một số phường trong thời gian dài không có chuyển biến cần được điều động, luân chuyển và tăng cường. Từ tháng 3/2017, Thành ủy đã điều động, bổ sung và chuyển đổi vị trí công tác đối với 61 CBCC phường. Trong đó, điều động 8 bí thư đảng ủy, 2 phó chủ tịch UBND và 4 phường đội trưởng giữa các phường với nhau, đồng thời điều động, luân chuyển 41 công chức phường.

Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Huế- ông Lê Bình Ngự cho rằng, việc luân chuyển, điều động cán bộ, công chức phường nhằm mục tiêu khắc phục một bước tình trạng trì trệ, khép kín và tư tưởng cục bộ địa phương trong công tác cán bộ. Việc chuyển đổi dựa trên các nguyên nhân, như nội bộ có dấu hiệu mất đoàn kết, không thống nhất; cán bộ giữ các cương vị chủ chốt nhiệm kỳ thứ 2 trở lên; cán bộ có quan hệ trong gia đình ở cùng một phường hoặc năng lực hạn chế…

Bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được thì công tác luân chuyển, điều động, sắp xếp lại cán bộ cấp phường ở TP. Huế vẫn còn một số khó khăn. Đó là khi luân chuyển đến đơn vị mới, một số bí thư đảng ủy phường không kiêm nhiệm chủ tịch HĐND do không phải là đại biểu HĐND; một số bí thư đảng ủy phường không hưởng được phụ cấp theo quy định do một số trường hợp ở phường loại 1 điều động đến phường loại 2...

Năm 2018, Thành ủy Huế tập trung lãnh, chỉ đạo và đẩy mạnh công tác điều động, luân chuyển cán bộ, nhất là cán bộ trẻ về công tác tại cơ sở để không ngừng hoàn thiện đội ngũ cán bộ vừa có trình độ chuyên môn, vừa có kinh nghiệm thực tiễn, đồng thời tiếp tục thực hiện việc điều động, luân chuyển các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch, phường đội trưởng của các phường. Mặt khác, Thành ủy xác định việc luân chuyển cán bộ phải gắn liền với công tác đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ một cách hợp lý và có kế hoạch giúp đỡ, tạo điều kiện để cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ ở nơi được chuyển đến và trưởng thành trong quá trình công tác.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Thông tin doanh nghiệp:
Thông báo tuyển dụng cán bộ

Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Khu vực Thừa Thiên Huế - Quảng Trị thông báo tuyển dụng nhân sự cho vị trí “chuyên viên Hành chính – Quản lý nhân sự”

Thông báo tuyển dụng cán bộ
Đổi mới công tác xúc tiến, quảng bá du lịch

Năm 2025, ngành du lịch Huế tập trung hướng tới các thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng ở châu Âu, châu Mỹ, một số nước Đông Nam Á, Đông Bắc Á và sẽ đổi mới công tác xúc tiến, quảng bá du lịch để thu hút khách mạnh mẽ.

Đổi mới công tác xúc tiến, quảng bá du lịch
Đối ngoại Việt Nam năm 2024: Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Trong năm 2024, thế giới tiếp tục quá trình biến đổi sâu sắc, có nhiều diễn biến mới, phức tạp, tác động đến tất cả mọi mặt đời sống xã hội. Năm 2024 cũng là năm đất nước bước vào giai đoạn nước rút thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XIII. Trong bối cảnh đó, công tác đối ngoại đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, với nhiều hoạt động sôi động, đạt được nhiều kết quả tích cực. Mặc dù môi trường bên ngoài biến động, Việt Nam tiếp tục nổi lên là một "điểm sáng" hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Những thành tựu "quan trọng, có ý nghĩa lịch sử" của đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ đến nay như đánh giá của lãnh đạo chủ chốt tiếp tục được kế thừa, phát huy và góp phần vào những thành tựu chung của đất nước.

Đối ngoại Việt Nam năm 2024 Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

TIN MỚI

Return to top