ClockThứ Hai, 09/11/2020 07:45

Các mục tiêu đề ra hoàn toàn khả thi

TTH - Một trong những điểm mới được xem như đột phá của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII là đề ra mục tiêu phát triển dài hạn không chỉ một nhiệm kỳ mà có tầm nhìn đến năm 2030, 2045.

Hội người mù tỉnh tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ VIXây dựng Đảng vững mạnh là nhiệm vụ then chốt

Hợp tác kinh tế, 1 trong 3 trụ cột chính trong hợp tác Việt Nam - ASEAN. Ảnh: dangcongsan.vn

1. Những nhiệm kỳ trước, Dự thảo Báo cáo chính trị của đại hội thường chỉ đề ra chương trình, kế hoạch 5 năm với những quan điểm, chỉ tiêu và hướng phấn đấu cao hơn so với nhiệm kỳ đã qua. Những nhiệm vụ về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, xây dựng Đảng là những vấn đề cơ bản. Đại hội XIII của Đảng lần này sẽ xem xét và quyết định một số đột phá, trong đó có định hướng phát triển đất nước đến năm 2030, 2045. Đây được xem như một điểm nhấn mới với định hướng chiến lược có tầm nhìn xa, mục tiêu vươn tới mạnh mẽ. Vậy cơ sở nào để Đảng có được ý tưởng dài hơi như vậy trong điều kiện tình hình suy thoái kinh tế, dịch bệnh đang bùng phát, tăng trưởng giảm sút?

Trong dự thảo đã nêu mục tiêu tổng quát, đó là: Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng, hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện, củng cố niềm tin của của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; phát huy sức sáng tạo, ý chí và khát vọng phát triển đất nước; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành một nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Mục tiêu cụ thể đặt ra: Đến năm 2025 là một nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Định hướng đến năm 2030 là một nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, năm 2045 trở thành một nước phát triển, thu nhập cao.

Mục tiêu như trên là dựa trên tiêu chuẩn quốc tế mới trên cơ sở khả năng phát triển của Việt Nam như những giai đoạn gần đây. Một số lĩnh vực công nghiệp, xuất khẩu, thu nhập đầu người đang từng bước tiệm cận với những tiêu chí quốc tế mới nhất. Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB), mức thu nhập thấp là dưới mức 4.045 USD/người/năm; thu nhập trung bình là từ 4.045 đến 12.535 USD/người/năm; thu nhập cao là trên 12.535 USD (theo số liệu tính toán 1/7/2020). Phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ XIII (2025), GDP bình quân đầu người khoảng từ 4.700 USD đến 5.000 USD là chúng ta vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Dự kiến đến năm 2030, thu nhập bình quân là 7.500 USD, vượt qua mức thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 có mức thu nhập cao, lên đến 12.535 USD.

Những định hướng mục tiêu tổng quát và cụ thể nêu trên chính là dựa trên những thành tựu đã đạt được trong nhiều năm qua, nhất là sự phát triển từ sau đổi mới. Đến nay, sự phát triển trên tất cả các mặt, trong đó phát triển kinh tế đã làm cho tiềm lực của chúng ta vượt xa so với giai đoạn thập niên 90 của thế kỷ trước. Thời kỳ đó tăng trưởng gần như bằng không, lạm phát xấp xỉ 800%, thu nhập GDP trên đầu người chỉ khoảng 86 USD. So sánh mức thu nhập trên 2.800 USD như hiện nay và xu hướng tăng nhanh là những bước phát triển vượt bậc. Với mức tăng trưởng trung bình 6%/năm như báo cáo trong nhiệm kỳ, với quyết tâm của Đảng, Chính phủ, cả hệ thống chính trị và toàn dân thì mục tiêu đến năm 2025, hướng đến 2030 và năm 2045 là hoàn toàn khả thi và tin sẽ đạt được như mong muốn.

2.  Tuy nhiên, chúng ta cần xác định chặng đường sắp tới sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình thế giới đang có những thay đổi khó lường đòi hỏi phải được dự báo chính xác, lường trước khó khăn, cản trở có thể xảy ra. Hòa bình, hợp tác cùng phát triển trên thế giới là xu thế lớn, nhưng cũng đứng trước những trở ngại, cạnh tranh  khốc liệt. Xung đột cục bộ có thể xảy ra làm gia tăng rủi ro với môi trường an ninh quốc tế, các nước lớn có sự thỏa hiệp nhưng cũng kiềm chế lẫn nhau quyết liệt hơn. Tranh chấp chủ quyền biển đảo, nhất là khu vực Biển Đông còn diễn biến phức tạp, kéo dài; an ninh khu vực ASEAN với các bên có liên quan vẫn tiềm ẩn nguy cơ xung đột bất cứ lúc nào. Kinh tế thế giới lâm vào tình cảnh khủng hoảng, suy thoái có thể kéo dài do đại dịch COVID-19 chưa được khống chế. Công tác xây dựng Đảng đã có chuyển biến tích cực nhưng không thể chủ quan với tác động của kinh tế thị trường, nạn tham nhũng, lợi ích nhóm... Vì vậy, chúng ta cần chủ động có giải pháp khắc phục những yếu tố bất lợi.

Nhiệm kỳ 5 năm, định hướng 10 năm và hướng đến năm 2045 là một quãng thời gian rất dài, sẽ còn nhiều chông gai, thách thức. Mục tiêu cao nhất là ổn định tình hình xã hội; khéo léo xử lý trong bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia; vận động, tranh thủ sự ủng hộ, đầu tư quốc tế  là những yêu cầu mang tầm chiến lược. Cùng với đó là xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; quyết tâm, đồng lòng  khơi dậy khát vọng để xây dựng đất nước. Hơn bao giờ hết cần chấn hưng tinh thần đoàn kết, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn dân nhằm tiếp tục kiên định mục tiêu theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và dân tộc ta đã lựa chọn.

Xác định khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc là một trong những điểm nhấn quan trọng đã được vạch ra trong dự thảo văn kiện Đại hội Đảng lần này. Đó không chỉ là mục tiêu của Đảng mà là ước nguyện cháy bỏng của toàn dân tộc về xây dựng đất nước hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc.

NGUYỄN PHƯỚC  KHÁNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng

Năm 2024 chứng kiến bước thụt lùi của các mục tiêu tiếp cận năng lượng. Báo cáo Theo dõi SDG7 (Mục tiêu Phát triển bền vững thứ 7 về phát triển năng lượng sạch với chi phí hợp lý) cho thấy, lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ, khả năng tiếp cận điện không theo kịp tốc độ tăng trưởng dân số.

2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng
KỶ NIỆM 130 NĂM THÀNH LẬP BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ:
Nhiều tập thể đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập Bệnh viện Trung ương Huế được tổ chức trang trọng ngày 12/12. Tham dự có các UVTW Đảng: Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Thị Hồng Lan; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng lãnh đạo các tỉnh thành, khách quốc tế…

Nhiều tập thể đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

TIN MỚI

Return to top