ClockThứ Sáu, 27/05/2022 06:28

Nhiều ý kiến góp ý về Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) và Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

TTH.VN - Chiều 26/5, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) và Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Ngày 26/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận các dự án Luật quan trọngĐề xuất nhiều vấn đề về kinh tế - xã hộiThống nhất cao Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh HòaQuyết tâm hoàn thành các dự án thành phần đường Hồ Chí Minh

Quang cảnh tại buổi thảo luận tại tổ 8. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh

Thảo luận tại tổ 8 gồm các tỉnh: Hậu Giang, Hà Giang, Thừa Thiên Huế, Hải Dương.        

Cho ý kiến đối với các Dự án luật, các đại biểu đánh giá cao dự thảo lần này đã tiếp thu, chỉnh lý khá hoàn thiện. Tuy nhiên đi vào các điều khoản cụ thể còn những điểm cần cân nhắc, chỉnh lý thêm để đảm bảo chặt chẽ.

Thanh tra phải toàn diện

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu nêu ý kiến về Dự án Luật Thanh tra. Đối với nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh quy định ở Điều 24, ở điểm b, khoản 1, bà Sửu đề nghị bổ sung thêm cụm từ: “Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thực hiện kế hoạch thanh tra của thanh tra của thanh tra huyện, thanh tra sở để đảm bảo tính chặt chẽ”.

Đối với nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh quy định ở Điều 25, tại điểm c, khoản 1 quy định: Chánh Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ chủ trì phối hợp với Thanh tra Bộ xử lý chồng chéo, trùng lặp về nội dung, phạm vi thanh tra trên địa bàn tỉnh…”, ĐBQH Nguyễn Thị Sửu cho rằng cần có những quy định cụ thể hơn.

Bà Sửu thông tin, lâu nay Thanh tra Bộ không gửi kế hoạch thanh tra cho Thanh tra tỉnh nên Chánh Thanh tra tỉnh không  thể chủ trì phối hợp với Thanh tra Bộ để xử lý chồng chéo, trùng lắp.

Tại điểm h, khoản 1, Điều 24; điểm c, khoản 1, Điều 32 về nhiềm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện, ĐBQH Nguyễn Thị Sửu đề nghị điều chỉnh lại nội dung cho phù hợp và không mâu thuẫn với khoản 12 của Điều 2. Bà Sửu cho rằng, sự điều chỉnh này tránh trùng lắp chức năng.  “Theo tôi nên sửa theo hướng: Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, việc thực hiện ý kiến chỉ đạo, quyết định xử lý về thanh tra chủa chủ tịch tỉnh, huyện và kết luận kiến nghị thanh traquyết định xử lý của chánh thanh tra của tỉnh, huyện”.

Về ban hành kết luận thanh tra ở Điều 85. Khoản 1 quy định: 15 ngày từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, bà Nguyễn Thị Sửu đề nghị sửa lại thành: 15 ngày từ ngày nhận được  dự thảo kết luận thanh tra. “Sửa chi tiết này để phù hợp với thời gian xây dựng báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra tại khoản 1, Điều 81 và khoản 7, Điều 83 của dự thảo luật”, bà Sửu nhấn mạnh.

Góp ý về Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), ông Nguyễn Hải Nam, Ủy viên thường trực Ủy ban kinh tế Quốc hội, ĐBQH thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh đề cao nguyên tắc, ở đâu có quản lý, ở đó có thanh tra. Trước đối tượng bị thanh tra tinh vi, phức tạp, ông Nam đồng ý với nguyên tắc độc lập của cơ quan thanh tra và không dàn đều. “Tôi đề nghị ở cấp tổng cục và cục đối với lĩnh vực mà nội dung quản lý lớn, đối tượng kiểm tra, thanh tra phức tạp, tinh vi và có quy định trọng luật chuyên ngành hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì tổng cục và cục này cũng nên có quy định để tổ chức thanh tra độc lập, đap ứng nhu cầu quản lý”, ông Nam đề nghị.

ĐBQH Phạm Như Hiệp nêu ý kiến. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh

Đầu tư cho ngành y

Thảo luận về Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), ông Phạm Như Hiệp, ĐBQH, Giám đốc Bệnh viện TƯ Huế dẫn chứng về câu chuyện khó khăn của đội ngũ làm trong công tác phòng chống dịch, trong đó có bệnh nhiệt đới, bệnh truyền nhiễm, nhóm hồi sức cấp cứu. “Tôi yêu cầu bố trí ngân sách hoạt động cho thêm nhân lực bệnh nhiệt đới, bệnh cấp cứu. vì các y, bác sĩ đối diện với công việc nặng nề, mất nhiều thời gian”, ông Hiệp đề xuất.

Tại khoản 6, Điều 6 về áp dụng phướng pháp chuyên môn kỹ thuật, y tế chưa được công nhận, GS.TS Phạm Như Hiệp cho biết, hiện nay,  quy trình phê duyệt kỹ thuật khá phức tạp, danh mục kỹ thuật phải còn hoàn thiện, trở ngại trọng việc áp dụng kỹ thuật mới do vậy cần có hành lang bảo vệ cho các y, bác sĩ.

Theo ông Phạm Như Hiệp, quy định chức danh nghề nghiệp phải có giấy phép hành nghề, bao gồm y sĩ, bác sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân nên bỏ cụm từ: “Thuộc lực lượng vũ trang nhân dân”.

Riêng với Điều 67 dự thảo Luật,  ông Hiệp cho rằng phải có những quy định chặt chẽ vì liên quan quyền tự do công dân.

Đối với dinh dưỡng trong điều trị, ĐBQH Phạm Như Hiệp nói: “Dinh dưỡng trong điều trị xem một phần trong điều trị, được thanh toán như vị thuốc”.

Thảo luận về dự thảo luật này, ông Lê Hoài Trung, UVTW Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, ĐBQH thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh góp ý: “Đối với người tâm thần, công tác khám, chữa bệnh phải chặt chẽ, nghiên cứu kỹ, và khéo léo để tránh tổn thương về tinh thần. Do vậy, câu chữ của thể hiện của dự thảo luật cũng cần khéo léo”.

Lê Thọ (ghi)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai mạc Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021-2026:
Kinh tế - xã hội năm 2024 có nhiều điểm sáng

Sáng 10/12, Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Văn Tuấn điều hành kỳ họp. Tham dự kỳ họp có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương. Kỳ họp diễn ra từ 10-11/12.

Kinh tế - xã hội năm 2024 có nhiều điểm sáng

TIN MỚI

Return to top