ClockThứ Hai, 19/11/2018 08:50

ĐBQH nêu ý kiến trước phiên thảo luận Dự án Luật thi hành án hình sự

Một số đại biểu QH quan tâm tới những sửa đổi liên quan tới quyền, nghĩa vụ của phạm nhân nhằm cụ thể hóa các quy định liên quan đến quyền con người, quyền công dân.

Dự thảo Luật Phòng chống tác hại rượu, bia: Đừng 'nhân danh' phát triển kinh tế, giải quyết việc làmKỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV: Tăng cường phòng ngừa tội phạmKỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV: Thảo luận về công tác tư pháp

Trước phiên thảo luận về dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) diễn ra vào sáng nay (19/11), một số đại biểu Quốc hội quan tâm tới những sửa đổi liên quan tới quyền và nghĩa vụ của phạm nhân nhằm cụ thể hóa các quy định liên quan đến quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013.

Một phiên thảo luận tại Hội trường của Quốc hội (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)

Đồng tình với một số quy định của dự án luật về các quyền và nghĩa vụ của phạm nhân, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng, cần có sự tôn trọng cần thiết với những quyền của phạm nhân được pháp luật cho phép.

Theo đại biểu Hòa, phạm nhân cũng là một con người, cho nên phạm nhân được quyền chăm sóc y tế, quyền được bảo vệ sức khỏe, quyền bảo vệ nhân thân và quyền bảo vệ phát ngôn, những quyền mà luật pháp cho phép là những quyền bất khả xâm phạm. Phạm nhân chỉ bị mất quyền không được tiếp xúc ở ngoài xã hội, còn tất cả những quyền khác, luật cho phép thì phạm nhân vẫn được quyền.

Một số ý kiến cho rằng, quy định về các quyền như quyền sinh hoạt, quyền văn hóa, quyền tham gia kể cả thể thao, học hành, thậm chí cả quy định về quyền lưu giữ trứng, tinh trùng, hiến tặng mô, tạng… cần phải xem xét lại.

Theo đại biểu Nguyễn Đức Sáu (đoàn thành phố Hồ Chí Minh), ngay trong điều 14 của Hiến pháp đã quy định người đang chấp hành án phạt tù bị hạn chế về quyền, trong đó có quyền rất quan trọng là quyền tự do. Do vậy cần phải cân nhắc kỹ lưỡng khi đề xuất các quyền này với người đang thi hành án hình sự.

"Đối với quyền hiến tặng mô tạng, với đối tượng thi hành án tử hình phải tiêm thuốc độc thì tất cả mô tạng không có giá trị cấy ghép. Theo tôi cần có thời gian để lấy ý kiến đóng góp ở nhiều ngành để đưa vào Luật thi hành án hình sự", đại biểu Sáu nói.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV:
Nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn

Thảo luận ở hội trường về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn sáng 28/6, đại biểu Nguyễn Hải Nam, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh đến sự cần thiết lập quy hoạch chung đô thị và một số nơi là quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có Thừa Thiên Huế.

Nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá 15:
Thống nhất một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng

Tiếp tục kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá 15, chiều 31/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Thống nhất một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV:
Tạo cơ sở pháp lý để phòng, chống tội phạm

Thảo luận tại tổ về Dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh đặc biệt quan tâm đến việc quản lý các loại vũ khí.

Tạo cơ sở pháp lý để phòng, chống tội phạm

TIN MỚI

Return to top