ClockThứ Hai, 09/10/2023 19:46

Chuyên gia “hiến kế” để hoàn thiện quy hoạch tỉnh

TTH.VN - Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) đã được Hội đồng thẩm định Quy hoạch tỉnh nhất trí thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung. Vậy tỉnh cần hoàn thiện những gì, Báo Thừa Thiên Huế Online ghi nhận ý kiến của các chuyên gia về vấn đề trên.

Quy hoạch tỉnh là tiền đề để hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

KTS Trần Ngọc Chính 

* TS. Phạm Hoài Chung, thành viên phản biện Hội đồng thẩm định Quy hoạch tỉnh: Tôi cho rằng, để đảm bảo chất lượng quy hoạch, tỉnh cần làm rõ hơn các mục tiêu phát triển, đặc biệt là xác định rõ mục tiêu quy hoạch lĩnh vực giao thông vận tải. Trong lĩnh vực này có nhiều chỉ tiêu quan trọng cho sự phát triển của đô thị Huế trong tương lai.

Liên quan quan đến xác định hành lang kinh tế, và không gian phát triển. Tỉnh nên chọn một hoặc hai trục phát triển chính.

Đối với việc đầu tư hạ tầng giao thông, phải xác định được lộ trình đầu như thế nào. Ngoài ra, bổ sung một số danh mục về bến thủy nội địa, cảng cạn; làm rõ giới hạn phát triển điện gió ở một số địa phương để tránh xung đột với luồng hàng hải.

Liên quan đến tốc độ tăng trường GRDP cũng cần xác định rõ mục tiêu chung của đô thị Huế trong tương lai.

* KTS Trần Ngọc Chính, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng - Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính: Đô thị Huế có ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt qua các kỳ festival, Huế đã tạo nên thương hiệu riêng có.

Tại đề án Quy hoạch tỉnh, Thừa Thiên Huế cần xác định rõ hơn nữa về tính liên kết vùng, làm rõ sự tác động, ảnh hưởng khi đặt trong mối quan hệ với các tỉnh thành lân cận, đặc biệt là TP. Đà Nẵng và Quảng Trị.

Huế đang nằm ở vị trí của chuỗi văn hóa di sản thế giới và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Chính vì vậy, Huế cần tạo dựng vai trò trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm. Liên kết với các tỉnh, thành khác để tạo ra tính bổ sung, tương trợ và cùng phát triển.

Đối với tiềm năng của Thừa Thiên Huế, quy hoạch làm thế nào phát huy được giá trị của hệ thống đầm phá Tam Giang, liên kết với khu vực Chân Mây – Lăng Cô và Bạch Mã. Riêng tác động môi trường cũng cần có đánh giá tại đầm Lập An.

Hệ thống giao thông phải có tính kết nối giữa đường bộ, cao tốc và sân bay.

TSKH, KTS Ngô Viết Nam Sơn 

* TSKH, KTS Ngô Viết Nam Sơn: Đề án Quy hoạch tỉnh đã định hướng phát triển tốt. Điều còn lại đó là cơ sở pháp lý đi kèm, đó sẽ là nền tảng để giữ gìn một đô thị văn hóa di sản của miền Trung và cả nước. Song, để có được điều này, tỉnh cần sự hỗ trợ, tạo điều kiện của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương.

Về mặt kinh tế, Huế cũng cần sự hỗ trợ về mặt pháp lý để kết nối vùng, tạo nên những đô thị mới trong tương lai.

Tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, ngoài Đà Nẵng, Huế cũng đóng vai trò đô thị trung tâm. Vì vậy, việc Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sẽ rất phù hợp với đặc điểm của miền Trung.

Tôi cho rằng, không nên so sánh giữa Đà Nẵng và Huế mà tùy theo nhu cầu hai đô thị này đóng vai trò khác nhau. Với Huế việc phát triển cảng Chân Mây hay sân bay Phú Bài sẽ đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy kinh tế của cả khu vực miền Trung.

Để tạo được tính liên kết vùng chặt chẽ, Huế cần nhiều hơn sự hỗ trợ, để không chỉ kết nối các tỉnh, thành ven biển mà kết nối với các địa phương vùng núi, Tây Nguyên.

Quy hoạch tỉnh đóng vai trò quan trọng, song kế hoạch thực hiện quy hoạch rất quan trọng để trả lời những vấn đề đặt ra. Tôi mong rằng quy hoạch này sớm được phê duyệt và có sự hỗ trợ từ Trung ương để tỉnh có chương trình thu hút đầu tư trong thời gian tới.

* GS. TS Võ Chí Mỹ, thành viên phản biện của Hội đồng thẩm định Quy hoạch tỉnh: Tôi cho rằng, Quy hoạch tỉnh đang thiếu các mục tiêu liên quan đến quy hoạch hạ tầng số. Hiện nay, chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng, nền tảng để phát huy các giá trị khác. Và muốn chuyển đổi số phải có quy hoạch hạ tầng số. Trong dự thảo quy hoạch dù có nhắc đến nhưng rất mờ nhạt.

Tỉnh cần chú ý đến hạ tầng số mang tính chất liên đới, hạ tầng thiết bị, hạ tầng dữ liệu… Tất cả phải đồng bộ.

Ngoài ra, Quy hoạch tỉnh cần dựa trên cơ sở của mô hình tăng trưởng kinh tế mới của đất nước như kinh tế xanh; kinh tế tuần hoàn, tiết kiệm năng lượng… để bổ sung các chỉ tiêu phù hợp.

 

LÊ THỌ (ghi)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đô thị hướng biển

Không chỉ tự hào vốn quý từ đô thị di sản, Huế còn có “kho báu” không gian ven biển trải dài 120km để đột phá trở thành trụ cột mới trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) ở khu vực miền Trung.

Đô thị hướng biển
Thành phố “thay áo” mới

2024 là năm có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo NQ 54-NQ/TW của Bộ Chính trị. Vì vậy, thành phố Huế tập trung các nguồn lực, chỉ đạo thực hiện các dự án (DA) trọng điểm về phát triển, mở rộng không gian đô thị, nhằm tạo tính kết nối giữa hai quận Bắc và Nam thành phố.

Thành phố “thay áo” mới
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Tầm quan trọng của mạng lưới chăm sóc sức khỏe tim mạch đa tuyến

Ngày 14/12, Đại hội Tim mạch học toàn quốc lần thứ 19 chính thức khai mạc, thu hút 2.200 đại biểu và hội viên trong, ngoài nước. Với chủ đề “Tim mạch học trong kỷ nguyên mới: Con đường bước ra thế giới", đại hội diễn ra với nhiều hoạt động đến ngày 15/12.

Tầm quan trọng của mạng lưới chăm sóc sức khỏe tim mạch đa tuyến

TIN MỚI

Return to top